CHĂM SÓC VÀ CAN THIỆP ĐÚNG CÁCH ĐỐI VỚI TRẺ MẮC BỆNH TỰ KỶ
(23/11/2021)
Hiện nay, trẻ mắc chứng tự kỷ ngày càng nhiều ở Việt Nam. Trẻ mắc chứng tự kỷ được can thiệp sớm sẽ có nhiều cơ hội phát triển hơn. Tự kỷ chưa có thuốc chữa khỏi, việc điều trị cho trẻ tự kỷ mang ý nghĩa nâng đỡ, giúp trẻ đa dạng hóa kỹ năng, tự chăm sóc bản thân và dễ hòa nhập hơn.
Tự kỷ ở trẻ là gì?
Tự kỷ là tình trạng trẻ bị khiếm khuyết, khó khăn trong giao tiếp, tương tác, kiểm soát ngôn ngữ, hành vi, cảm xúc khi tiếp xúc với xã hội và thế giới xung quanh.
Tự kỷ khiến trẻ khó hòa nhập, tự cách ly, tách biệt mình với mọi người, sống trong thế giới riêng, về lâu dài sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tâm sinh lý của trẻ.
Dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ
Trẻ tự kỷ ở mức độ nhẹ khó nhận biết thông qua hành vi, ở giai đoạn tự kỷ nặng thì có những biểu hiện rõ rệt.
Thiếu kết nối với bạn bè đồng trang lứa, thụ động, khó khăn trong diễn đạt suy nghĩ nhưng vẫn có mối quan hệ thân thiết với bố mẹ, người thân trong gia đình theo thứ tự ưu tiên.
Trẻ thường tự chơi một mình, chơi lặp lại một món đồ, ít đáp lại khi có người gọi tên, ít kể chuyện với mọi người.
Khó khăn rõ rệt khi tập thể dục, chơi trò chơi cần trí tưởng tượng. Trẻ chỉ có thể bắt chước một số động tác đơn giản, không nắm bắt được các động tác phức tạp, nhất là trong các trò chơi phối hợp với đồng đội.
Trẻ rất khó khăn khi tự nói ra suy nghĩ, nhưng lại có khả năng nhại lại lời nói của người lớn, trong khi lại rất khó khăn khi lặp lại các động tác.
Trẻ đặc biệt ưa thích hay sợ hãi một loại tiếng động nào đó.
Trẻ tỏ ra thích thú với hình ảnh, ánh sáng, âm thanh màu sắc của vô tuyến.
Trẻ có thể liếm và ngửi người khác như một món đồ ăn. Có một số trẻ chỉ ăn một số món nhất định, đó là một dạng chống đối sự thay đổi.
Nhiều trẻ không biết nóng lạnh, không đau khi bi ngã, gẫy xương, vết trầy xước, ngược lại cũng có trẻ lại quá nhạy cảm với các vết thương, chỉ hơi đau một tí đã khóc rất lâu.
Việc xác định bệnh thông qua những dấu hiệu bệnh tự kỷ ở trẻ là không dễ dàng. Cha mẹ cần hết sức chú ý và đưa con đi khám ngay tại các địa chỉ uy tín khi phát hiện trẻ có triệu chứng tự kỷ.
Tự kỷ ở trẻ có nguy hiểm không?
Bệnh tự kỷ nếu không được điều trị sớm sẽ dẫn đến giảm khả năng hòa nhập, đồng thời có nhiều tác động xấu đến sự tác động tới sự phát triển của trẻ.
Trẻ rất khó hoặc không thể hòa nhập được với cộng đồng, thụ động, ít giao tiếp, thu mình
Trẻ không phát triển bình thường như các bạn đồng trang lứa, vô cảm, mất phản ứng hoặc có những hành vi bộc phát thái quá, không kiểm soát được bản thân
Nhiều trẻ có xu hướng tự làm tổn thương, gây hại đến thân thể
Tự kỷ ảnh hưởng lớn tới sự hoàn thiện và phát triển nhân cách, trí tuệ và thể chất của trẻ
Thái độ và vai trò của cha mẹ
Với trẻ tự kỷ, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa chăm sóc sức khỏe và giáo dục, từ điều trị, giáo dục hướng dẫn thay đổi hành vi, trị liệu ngôn ngữ, tập luyện thể thao, tác động bằng âm nhạc... để giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng.
Bên cạnh sự hỗ trợ của các chuyên gia tự kỷ, cần có sự vào cuộc của cha mẹ. Bởi hơn bất cứ bác sĩ hay thầy cô giáo nào, cha mẹ có thể gần gũi, tác động tích cực thường xuyên, giúp trẻ tự kỷ tiến bộ.
Các bố các mẹ cần:
Đưa trẻ đi khám ngay khi phát hiện các biểu hiện nghi ngờ trẻ bị tự kỷ
Tích cực tìm hiểu tự kỷ, điểu chỉnh cảm xúc bản thân khi tiếp xúc với trẻ
Tạo môi trường sống an toàn, ổn định cho trẻ
Dành nhiều thời gian cho trẻ: quan sát, hiểu, tương tác và dạy trẻ phù hợp
Dạy trẻ mọi lúc mọi nơi bằng vật thật, đồ chơi, tranh ảnh, biểu tượng
Kết hợp với các nhà chuyên môn: bác sĩ nhi khoa, cán bộ tâm lý, giáo viên giáo dục đặc biệt, bác sỹ chuyên khoa tâm thần
Chia sẻ kinh nghiệm, cảm xúc, phương tiện dạy trẻ với các cha mẹ khác
Ghi nhật ký về diễn biến của trẻ và cách can thiệp để rút kinh nghiệm.
Phương pháp luyện tập tại nhà cho trẻ tự kỷ
Tự kỷ không phải là căn bệnh cướp đi đứa con thân yêu của các bậc phụ huynh, nếu biết cách can thiệp đúng lúc - đúng cách và sử dụng đúng đồ dùng trực quan… sẽ đem lại sự thành công. Các bố mẹ cần ghi nhớ những thói quen sau:
Chơi và dạy trẻ mọi lúc, mọi nơi. Ít nhất 3 giờ/ngày
Hạn chế xem tivi
Gọi tên, nhìn mắt, nhìn theo tay chỉ, gây sự chú ý của trẻ, tạo nhu cầu cho trẻ
Dạy trẻ chỉ ngón trỏ vào bộ phận cơ thể, đồ vật, tranh ảnh
Dạy cử chỉ giao tiếp: chào, ạ, xin, bye, bắt tay, hoan hô
Dạy cách chơi đồ chơi và chơi với người khác: chi chành, ú oà, kiến bò
Bắt chước động tác môi miệng, nét mặt, tiếng kêu con vật, đồ vật, từ đơn giản
Nói ngắn, rõ, nhấn mạnh từ chính kèm theo cử chỉ, điệu bộ, tranh ảnh, đồ vật
Giao tiếp bằng tranh để đổi lấy thứ trẻ cần
Sai việc đơn giản, thực hiện mệnh lệnh
Vận động tinh: xếp, ghép, vẽ tô, xâu, cắm, xé, cắt dán
Vận động thô: đi bộ, bò, lăn, nhảy, trượt, thể dục, đạp xe, lăn bóng
Kích thích cảm giác khác nhau vào da, cơ, khớp: mát xa, chải, xoa bóp, ép khớp
Tự tập xúc ăn, cầm cốc, đi vệ sinh, mặc quần áo, đi dép
Khuyến khích trẻ chơi cùng trẻ khác
Dứt khoát hành vi sai, lờ đi khi trẻ ăn vạ
Luôn khuyến khích, động viên, khen ngợi với tiến bộ nhỏ nhất
Chăm sóc trẻ tự kỷ đúng cách
Môi trường sinh hoạt
Xây dựng môi trường sinh hoạt phù hợp cho bé là điều cần thiết. Các bé bị tự kỷ không phù hợp với những môi trường nóng bức, đông người. Bé sẽ thoải mái hơn khi ở trong môi trường mát mẻ như phòng bật điều hòa, xe hơi,...
Cha mẹ nên hạn chế nhất đưa con tới nơi có độ ẩm cao hoặc nơi có áp suất không khí thấp (vùng núi) vì dễ gây ra tình trạng thiếu oxy lên não bé, khiến bệnh trở nên nghiêm trọng.
Hoạt động hàng ngày
Không nên để trẻ nhàn rỗi, hướng dẫn cho trẻ những việc có thể làm, đặc biệt là những việc tự phục vụ bản thân: gấp quần áo, mang giày, lâu mặt, rửa ray,... hoặc những công việc nhẹ phụ giúp người thân trong gia đình.
Cho bé đi bộ thường xuyên, chi thành nhiều lần trong ngày. Quãng đường phụ thuộc vào độ tuổi và sức khỏe của trẻ, tránh đi một lần xa, quá lâu khiến trẻ mất sức.
Hướng dẫn trẻ tập bơi sớm tại theo phương pháp dạy bơi lội cho trẻ tự bế và chậm phát triển tâm thần. Bơi lội là một liệu pháp phụ trợ giúp phục hồi cho trẻ chậm phát triển khá hiệu quả và được áp dụng rộng rãi.
Giao tiếp với trẻ tự kỷ
Cha mẹ cần lưu ý kiểm soát cảm xúc khi trò chuyện với trẻ. Tuyệt đối không la mắng, quát tháo, than phiền. Nên nói chuyện to, nhanh, rõ ràng nhưng vẫn ôn hòa.
Lắng nghe những điều bé nói, không bắt trẻ lặp lại những điều bé vừa nói hoặc cha mẹ vừa nói. Nếu cần trẻ ghi nhớ thì có thể nhắc lại sau một khoảng thời gian nhất định, không nói lại liên tục.
Nói chuyện, quan tâm tới bé khi nói chuyện trong nhóm đông người, không để bé có cảm giác bị cô lập.
Ngoài ra, cha mẹ tuyệt đối không nói dối, hứa nhưng không thực hiện vì dễ khiến bé mất lòng tin, khiến quá trình điều trị khó khăn hơn.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ
Không sử dụng sữa động vật và các thực phẩm làm từ sữa, bổ sung nguồn đạm thực vật bằng các loại đậu
Hạn chế tối đa các món ăn làm từ bột mì, thức ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp
Uống nước phù hợp với độ tuổi và thời tiết, không nên uống quá ít nhưng cũng không uống quá nhiều
Hạn chế hoặc cẩn thận khi ăn đồ biển, hải sản như cá thu, cá ngừ, ngao, sò vì nhữn loại này rất dễ nhiễm thủy ngân ở nồng độ cao.
Qua bài viết này, Daykemtainha.vn hy vọng sẽ phần nào có thể lý giải được những nhận thức ban đầu của các bậc mẹ về căn bệnh tự kỷ ở trẻ và có cái nhìn đúng đắn hơn khi chăm sóc cho con trẻ. Thấu hiểu cảm giác của các bé là một trong những cách mà bạn có thể đến gần với con hơn và hiểu được thế giới nội tâm của con hơn, từ đó giúp cho quá trình can thiệp diễn ra hiệu quả hơn.
Cho trẻ tự kỷ đến trường và tạo điều kiện cho con trẻ tiếp xúc và làm quen với những hành vi thông thường mỗi ngày là điều quan trọng để giúp con tránh bị kích động mạnh mẽ. Tuy nhiên, bạn cần phải biết cách can thiệp đúng khoa học để giúp bé tiếp nhận phù hợp, tránh khiến cho bé cảm thấy khó chịu vì bị ép buộc. Để làm được điều này, bạn nên tìm đến sự trợ giúp của các chuyên gia có kinh nghiệm hoặc liên hệ với các giáo viên dạy trẻ đặc biệt tại nhà.
Nếu bạn bận rộn và không thể dành nhiều thời gian để có thể quán xuyến công việc gia đình nhưng vẫn mong muốn giúp con mình phát triển sức khỏe tinh thần một cách tốt nhất, hãy liên hệ với Daykemtainha.vn. Tại đây, Daykemtainha.vn sẽ đồng hành cùng bạn và kết nối với các giáo viên dạy trẻ đặc biệt. Trẻ tự kỷ cần có một phương pháp can thiệp và điều trị thích hợp để có thể cải thiện các khả năng phản xạ bình thường. Là một trong những trung tâm tiên phong trong lĩnh vực giáo dục cho trẻ đặc biệt, các giáo viên sẽ đồng hành và hỗ trợ các bé hết sức mình.
Đặc biệt hơn, quá trình điều trị và dạy học này sẽ diễn ra hoàn toàn tại nhà, mang lại cảm giác an toàn cho các bé, tránh kích động tâm lý cũng như giúp các bậc phụ huynh an tâm phần nào. Quan sát sự thay đổi của con mình mỗi ngày cũng là một động lực và niềm vui của các bố mẹ, thấu hiểu tâm tư này, Daykemtainha.vn luôn nỗ lực hết sức mình để giúp các bé tiếp nhận phương pháp một cách thoải mái và hiệu quả nhất, từ đó lấy lại được khả năng ngôn ngữ vốn có của mình. Giao tiếp giữa cha mẹ và con cái là sợi dây gắn kết vô cùng quan trọng, không chỉ giúp con bày tỏ tâm tư và suy nghĩ, mà cha mẹ cũng sẽ thấu hiểu con dễ dàng hơn, từ đó gắn kết tình cảm gia đình.
Hãy liên hệ với Daykemtainha.vn để được tư vấn giáo dục cho trẻ tự kỷ và chọn ra giáo viên dạy trẻ đặc biệt phù hợp nhất cho con bạn nhé.
DANH SÁCH GIÁO VIÊN CHO PHỤ HUYNH LỰA CHỌN:
https://www.daykemtainha.vn/gia-su?mon-hoc=t%E1%BB%B1%20k%E1%BB%B7
- Bài viết khác
- SỚM NHẬN BIẾT CÁC DẬU HIỆU ĐỂ TRÁNH RỐI LOẠN, TRẦM CẢM Ở TRẺ ( 31/05/2022 )
- SỚM NHẬN BIẾT CÁC DẬU HIỆU ĐỂ TRÁNH RỐI LOẠN, TRẦM CẢM Ở TRẺ - P2 ( 31/05/2022 )
- TRẺ CHẬM NÓI HOẶC CHẬM PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ ( 31/05/2022 )
- THIỀN ĐỊNH CÓ GIÀNH CHO TRẺ MẮC HỘI CHỨNG ADHD? ( 05/04/2022 )
- CÁC VẤN ĐỀ GIẤC NGỦ XUẤT HIỆN Ở TRẺ TỰ KỶ - P2 ( 05/04/2022 )
- CÁC VẤN ĐỀ GIẤC NGỦ XUẤT HIỆN Ở TRẺ TỰ KỶ - P1 ( 05/04/2022 )
- ADHD LÀ GÌ? - P3 ( 26/01/2022 )
- ADHD LÀ GÌ? - P2 ( 26/01/2022 )
- ADHD LÀ GÌ? - P1 ( 26/01/2022 )