SỰ THẬT VỀ TRẺ CHẬM NÓI KÉM THÔNG MINH?
(18/11/2021)
Ba mẹ nào cũng muốn con mình lớn lên khỏe mạnh và thông minh. Vậy mà trong khi các bé đồng trang lứa đã bi bô suốt cả ngày, nói không ngừng nghỉ. Con mình lại chậm nói, cái gì cũng biết nhưng lại không chịu nói. Điều này khiến ba mẹ rất sốt ruột và lo lắng. Liệu trẻ chậm nói có kém thông minh, có phát triển chậm hơn các bé khác không? Cũng có những thông tin trẻ chậm nói là dấu hiệu của trẻ thông minh, thần đồng. Thực hư như thế nào, ba mẹ sẽ có được câu trả lời thỏa đáng sau bài viết này.
Trẻ chậm nói có kém thông minh?
Trên thực tế, không có bằng chứng nào chứng minh trẻ chậm nói có kém thông minh. Ngược lại, cũng không chứng minh trẻ chậm nói sẽ trở thành thiên tài.
Não bộ của trẻ được lập trình sẵn các giai đoạn học tập tương ứng với từng năng lực riêng. Những năng lực là thế mạnh được ưu tiên phát triển hơn. Các năng lực khác có thể phát triển chậm hơn một chút. Ngôn ngữ của trẻ cũng vậy, có trẻ phát triển sớm có trẻ muộn. Nhưng không ảnh hưởng gì đến việc trẻ có thông minh hay không.
Trong xã hội hiện đại, có rất nhiều tác nhân khiến trẻ chậm nói như xem nhiều tivi, điện thoại,… Hay ba mẹ bận rộn công việc, không có nhiều thời gian nói chuyện tương tác với trẻ. Nếu trẻ chỉ chậm nói đơn thuần ba mẹ có thể phần nào yên tâm. Trẻ không mắc phải tự kỷ, tăng động, chậm phát triển thì không bị ảnh hưởng đến nhận thức hay trí tuệ.
Tuy nhiên, trẻ chậm nói kéo dài ảnh hưởng nhất định đến quá trình học hỏi của con. Con hạn chế trao đổi thông tin sẽ hạn chế tiếp nhận thông tin mới.
Do đó, ba mẹ không nên chủ quan đợi con lớn tự cải thiện. Vì sẽ bỏ lỡ thời gian học tập vàng của con. Giai đoạn từ 1-3 tuổi con có thể tiếp thu cực kỳ nhiều thông tin. Ba mẹ thấy trẻ có dấu hiệu chậm nói nên can thiệp kịp thời nhé!
Trẻ chậm nói khi nào cần đi khám?
Mặc dù phần lớn chậm nói ở trẻ em không phải là một vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu trẻ đồng thời thể hiện các biểu hiện sau, mẹ nên nhanh chóng đưa bé đi khám.
Con không phản ứng khi được gọi tên. Không biết chỉ tay, vẫy tay,…
Bé 18 tháng rất ít nói chuyện, giao tiếp chủ yếu bằng cử chỉ, gặp khó khăn trong việc học từ mới.
Bé 24 tháng chưa tự tư duy ngôn ngữ nói ra câu, cụm từ theo ý mình. Bé chỉ bắt chước lời nói, hành động.
Không làm theo được những chỉ dẫn đơn giản của người lớn.
Nói ngọng, phát âm bất thường.
Nếu bé có những dấu hiệu này, ba mẹ nên đưa trẻ đi khám sớm để sàng lọc các bất thường nhé.
Bên cạnh đó, cũng có những thông tin chậm nói là dấu hiệu của những trẻ cực kỳ thông minh. Vậy cụ thể điều này là như thế nào? Cùng tìm hiểu về Hội Chứng Einstein phía dưới nhé.
Hội Chứng Einstein
Trong cuốn sách “”The Einstein Syndrome: Bright Children who Talk Late”, Thomas Sowell, một nhà kinh tế học đã viết: “Hội chứng Einstein: Những đứa trẻ sáng dạ chậm nói”.
Từ đó, thuật ngữ “hội chứng Einstein” được sử dụng khi đề cập đến những đứa bé thông minh nhưng chậm nói. Ví dụ điển hình là nhà khoa học Einstein cũng chỉ biết nói vào năm lên 4 tuổi.
Trong cuốn sách, Sowell đã theo sát hai nhóm trẻ em. Một nhóm có 46 trẻ, một nhóm có 239 trẻ. Tất cả những đứa trẻ chậm nói tham gia vào nghiên cứu này đều được đánh giá là khá thông minh. Sowell đã khám phá ra những đứa trẻ đặc biệt sáng dạ sở hữu những đặc điểm đặc biệt. Và có những trải nghiệm tương tự đã từng được biết đến với nhà khoa học Albert Einstein.
8 Đặc Trưng Của Trẻ Thuộc Hội Chứng Einstein
Những đứa trẻ chậm nói nhưng mang tố chất thông minh sẵn có thường sở hữu các thuộc tính sau:
Chậm nói
Nghiên cứu chỉ ra, phần lớn trẻ ở cả hai nhóm đều không nói quá 1 từ cho đến 3 tuổi rưỡi. Không những thế, rất nhiều trẻ nói ra câu đầu tiên vào lúc 4 tuổi.
Đặc Điểm Gia Đình Khác Thường
Những đứa trẻ thông minh, chậm nói tham gia nghiên cứu là con của những bố mẹ có kỹ năng phân tích tốt. Bố mẹ và họ hàng của trẻ thường làm việc trong các lĩnh vực khoa học, toán học hoặc kỹ sư. Ít nhất 26% các bố mẹ của những em nhỏ này đều có bằng sau đại học.
Có Sự Khác Biệt Về Giới Tính
Các bé trai thường chiếm đa số trong nhóm “hội chứng Einstein”: lên đến 85%.
Đặc Trưng Khả Năng Phân Tích Cao
Đặc trưng này đặc biệt biểu hiện rõ ở cả 2 nhóm. Các trẻ tham gia nghiên cứu có khả năng giải được những câu đố khó một cách dễ dàng ở tuổi lên 2. Trẻ thể hiện hứng thú mạnh mẽ với những con số, mô hình. Và thích tham gia các hoạt động liên quan các chủ đề này. Vậy thì trẻ chậm nói có kém thông minh, ba mẹ đã có câu trả lời nhé.
Sở Hữu Trí Nhớ Vượt Trội
Ba mẹ của các trẻ cũng cùng tham gia vào một phần nghiên cứu. Và chỉ ra rằng con của họ sở hữu một “trí nhớ siêu phàm”, ghi nhớ nhanh những thông tin vừa học.
Phát Triển Sớm Các Năng Khiếu
Thể hiện qua chi tiết: nhiều bé có thể sử dụng được máy tính, chơi nhạc cụ khi được hướng dẫn. Mặc dù lúc trẻ tiếp xúc lần đầu tiên với chúng là khi trẻ đang trong độ tuổi 2-5 tuổi.
Chậm Trễ Phát Triển Kỹ Năng Xã Hội
Những trẻ có tố chất thông minh thường gặp khó khăn trong việc hòa nhập với bạn bè. Trẻ đồng thời biểu hiện chậm và kém kỹ năng tự đi vệ sinh. Trong khi các trẻ khác đã có thể bắt đầu đi vệ sinh từ 2 tuổi. Các trẻ này phải 3,5 – 4,5t mới có thể tự mình đi vệ sinh.
Ý Chí Mạnh Mẽ, Quyết Tâm Cao
Đây là yếu tố trẻ được thừa hưởng từ chính bố mẹ của mình – những người thường có ý chí vô cùng mạnh mẽ. Trẻ thường say mê một trò chơi gì đó một cách thái quá, cực kỳ nhạy cảm. Thậm chí có những phản ứng cực đoan. Và đây là biểu hiện của những trẻ có chỉ số IQ cao.
Những người trực tiếp nghiên cứu tin rằng: Những chức năng khác trong não bộ của trẻ phát triển với tốc độ nhanh hơn so với những trẻ khác. Do đó, ngôn ngữ của chúng bị “trì hoãn” một vài năm để nhường chỗ cho các tế bào não phát triển. Đây là những gì họ tin rằng đã từng xảy ra với nhà khoa học lỗi lạc Albert Einstein.
Tuy nhiên ba mẹ cũng lưu ý, tỷ lệ trẻ chậm nói rơi vào trường hợp “Hội Chứng Einstein” là rất thấp. Vậy nên khi con có biểu hiện chậm nói ba mẹ cần quan sát con cẩn thận. Sớm có biện pháp hỗ trợ con kịp thời nếu cần thiết.
Nếu bạn mong muốn cho trẻ được luyện tập nhiều hơn với các phương pháp khoa học và can thiệp ở thời điểm vàng, lựa chọn học cùng giáo viên dạy trẻ đặc biệt tại nhà là một trong những cách mà bạn có thể quan tâm. Điểm đặc biệt của phương pháp này chính là nó sẽ diễn ra hoàn toàn tại nhà của bạn, các bé khi tiếp cận sẽ không có tâm lý khó chịu hay bị kích động với người lạ, bởi đã có bố mẹ ở sau và hỗ trợ cho các bé bất kỳ lúc nào. Khi được điều trị đúng thời điểm cũng như được luyện tập các phản xạ ngôn ngữ thường xuyên, các bé sẽ có thể dần làm quen và biến những phản xạ trong quá trình luyện tập thành thói quen, cùng với đó là sự hỗ trợ và hướng dẫn nhiệt tình của đội ngũ giáo viên chuyên nghiệp và chất lượng đến từ Daykemtainha.vn, tốc độ cải thiện các phản ứng với ngôn ngữ của trẻ cũng sẽ được nâng cao đáng kể.
Thấu hiểu được những khó khăn và đồng cảm với các bậc phụ huynh đang trong quá trình nuôi dưỡng trẻ đặc biệt như tự kỷ, chậm nói…Daykemtainha.vn mong rằng sẽ có thể được đồng hành cùng bố mẹ và các bé vượt qua giai đoạn khó khăn này. Lựa chọn phương pháp học tại nhà cho con có lẽ sẽ còn khá mới mẻ với nhiều người, thế nhưng những ưu điểm mà nó mang lại là điều không thể chối cãi. Thay vì phải đưa các bé đến những trung tâm xa xôi, đối mặt với kẹt xe và khói bụi sẽ không thể tránh khỏi những lần chán chường và khiến các bé khó chịu, giờ đây với phương pháp học này, bạn chỉ cần ngồi tại nhà, truy cập vào danh sách giáo viên và lựa chọn, sau đó đăng ký tại Daykemtainha.vn khóa học cho con, vậy là tiết kiệm được thời gian cũng như chi phí hơn đúng không nào? Mọi thắc mắc của bạn sẽ đều được giải đáp tận tình bởi đội ngũ giáo viên. Chỉ cần bạn yên tâm tin tưởng lựa chọn và đăng ký khóa học cho trẻ chậm nói tại nhà của Daykemtainha.vn, chúng tôi chắc chắn sẽ mang lại cho bạn và các bé những trải nghiệm khó quên nhất.
DANH SÁCH GIÁO VIÊN CHO PHỤ HUYNH LỰA CHỌN:
https://www.daykemtainha.vn/gia-su?mon-hoc=t%E1%BB%B1%20k%E1%BB%B7
- Bài viết khác
- SỚM NHẬN BIẾT CÁC DẬU HIỆU ĐỂ TRÁNH RỐI LOẠN, TRẦM CẢM Ở TRẺ ( 31/05/2022 )
- SỚM NHẬN BIẾT CÁC DẬU HIỆU ĐỂ TRÁNH RỐI LOẠN, TRẦM CẢM Ở TRẺ - P2 ( 31/05/2022 )
- TRẺ CHẬM NÓI HOẶC CHẬM PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ ( 31/05/2022 )
- THIỀN ĐỊNH CÓ GIÀNH CHO TRẺ MẮC HỘI CHỨNG ADHD? ( 05/04/2022 )
- CÁC VẤN ĐỀ GIẤC NGỦ XUẤT HIỆN Ở TRẺ TỰ KỶ - P2 ( 05/04/2022 )
- CÁC VẤN ĐỀ GIẤC NGỦ XUẤT HIỆN Ở TRẺ TỰ KỶ - P1 ( 05/04/2022 )
- ADHD LÀ GÌ? - P3 ( 26/01/2022 )
- ADHD LÀ GÌ? - P2 ( 26/01/2022 )
- ADHD LÀ GÌ? - P1 ( 26/01/2022 )