HỆ THỐNG WEBSITE VÀ ỨNG DỤNG daykemtainha.vn

HAY MỈM CƯỜI CÓ PHẢI LÀ DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TRẺ TỰ KỶ?

(18/11/2021)

Hẳn phần lớn chúng ta đều biết rằng trẻ tự kỷ thường bị hạn chế trong tương tác xã hội hoặc thể hiện tình cảm với người khác. Vậy trẻ tự kỷ có hay cười không? Cùng Daykemtainha.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Biểu hiện trẻ tự kỷ

Tự kỷ là một dạng rối loạn thần kinh, phát triển sớm từ khi sơ sinh và kéo dài đến suốt đời. Tình trạng này đặc trưng ở 3 khía cạnh: Suy giảm khả năng giao tiếp, thiếu hụt kỹ năng tương tác xã hội và hành vi, sở thích bất thường. Cụ thể:

  • Suy giảm khả năng giao tiếp: Trẻ chậm nói, nhại lại lời nói của người khác, nếu nói được thì chỉ là những từ không có nghĩa, không biết đặt câu hỏi…

  • Thiếu hụt kỹ năng tương tác xã hội: Trẻ ít giao tiếp bằng mắt, ít chỉ tay, không quay lại khi được gọi tên, không chia sẻ sở thích với người khác, không quan tâm đến mọi thứ xung quanh…

  • Hành vi, sở thích bất thường: Trẻ có những thói quen định hình và rập khuôn như: Cầm lâu một thứ, cuốn hút quá mức với tivi, quảng cáo, bật/tắt công tắc điện, đi nhón chân, nhìn tay…


Vậy trẻ tự kỷ có hay cười không?

Đối với những em bé chưa biết nói, mỉm cười là cách duy nhất để trẻ thể hiện tình cảm và thu hút sự chú ý của người khác đến mình. 

Ở cấp độ hành vi, nụ cười liên quan đến hai khía cạnh: Biểu hiện trên khuôn mặt và hướng ánh mắt về phía người khác. Theo đó, những khiếm khuyết ở cả 2 khía cạnh này đều đã được tìm thấy ở trẻ tự kỷ. Cụ thể: Trẻ mắc chứng tự kỷ hiếm khi sử dụng ánh mắt hoặc nụ cười trong lúc trò chuyện với người khác, kể cả cha mẹ hoặc những người thân thiết.

Một nghiên cứu về sự phát triển của chứng tự kỷ ở trẻ em tại Đại học California – Davis (Hoa Kỳ) cho thấy: Trẻ thiếu giao tiếp bằng mắt, mỉm cười và không bập bẹ nói khi 6 tháng tuổi có nguy cơ bị tự kỷ cao hơn so với bình thường. Các nhà khoa học đã nghiên cứu 2 nhóm trẻ tự kỷ và bình thường trong 5 năm. Kết quả là, có rất ít điểm khác biệt rõ rệt giữa 2 nhóm ngay từ đầu nhưng sau 6 tháng, 86% trẻ tự kỷ cho thấy sự suy giảm nhanh chóng trong giao tiếp bằng mắt, mỉm cười và phản ứng xã hội (khả năng tương tác). Điều này cho thấy, ít cười có thể là một dấu hiệu sớm thể hiện sự rối loạn ở trẻ.

Tuy nhiên, trẻ tự kỷ vẫn có những nụ cười đặc biệt, từ khúc khích, nhẹ nhàng cho đến cười ré lên. Thậm chí, trong một vài trường hợp, trẻ tự kỷ còn mất kiểm soát với nụ cười của mình và không quan tâm đến việc không gian xung quanh có phù hợp cho hành động đó hay không.


Trên thực tế, nụ cười không phải là yếu tố quyết định xem trẻ có bị tự kỷ hay không. Bởi ngoài những kỹ năng tương tác xã hội, trẻ tự kỷ còn có nhiều biểu hiện về giao tiếp và hành vi khác. Vì vậy, ngay khi nghi ngờ con có biểu hiện của chứng tự kỷ như ít cười, chậm nói, bạn hãy đưa trẻ đến gặp chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ nhi khoa để được chẩn đoán.

Cha mẹ nên làm gì khi con được chẩn đoán tự kỷ?

Sốc, không chấp nhận sự thật có lẽ là tâm lý chung của hầu hết phụ huynh khi con mình được chẩn đoán mắc tự kỷ. Thực chất, đây là phản ứng bình thường và theo thời gian, bạn sẽ dần chấp nhận, làm quen để giúp con cải thiện những kỹ năng còn khiếm khuyết. Dưới đây là một số lời khuyên dành cho cha mẹ sau có con bị tự kỷ:

  • Hãy chăm sóc bản thân thật tốt vì chặng đường phía trước sẽ rất dài, không chỉ đòi hỏi sự kiên trì, kiên nhẫn mà còn là sức khỏe, tinh thần của bạn. Vậy nên, cần có thời gian nghỉ ngơi hợp lý, ăn uống, làm việc phù hợp để can thiệp cho con thật tốt.

  • Đừng ngại ngần chia sẻ sự khó khăn của mình với người khác. Điều đó sẽ giảm bớt áp lực và gánh nặng cho bạn.

  • Tìm hiểu thông tin về tự kỷ: Mặc dù tự kỷ đã được biết đến từ lâu nhưng vẫn có rất nhiều phụ huynh chưa hiểu rõ về hội chứng này và không biết phải làm gì để giúp con. Vì vậy, trước khi bắt đầu quá trình can thiệp, bạn cần phải tìm hiểu các thông tin về tự kỷ, lưu ý chọn những nguồn uy tín, từ đó xây dựng một kế hoạch điều trị phù hợp.

  • Tham gia vào các hội nhóm: Rất hữu ích nếu cha mẹ có thể lắng nghe, trò chuyện với những người đã và đang trải qua những việc tương tự. Hãy tham gia vào các hội nhóm có con tự kỷ, từ đó học hỏi những kinh nghiệm chăm sóc và nuôi dạy con thật tốt.

  • Dạy trẻ mọi lúc mọi nơi: Tương tác là cách tốt nhất để cải thiện những kỹ năng cho trẻ tự kỷ. Tận dụng mọi thời điểm, có thể là ăn cơm, tắm rửa hoặc trước khi đi ngủ, nên dạy con những điều đơn giản nhất rồi mới đến phức tạp.


Hy vọng với những thông tin trong bài viết đã phần nào giúp bạn hiểu hơn về: “Trẻ tự kỷ có hay cười không?”. Nếu nghi ngờ trẻ có biểu hiện của chứng tự kỷ, hãy can thiệp ngay hôm nay với sự trợ giúp đến từ đội ngũ dạy trẻ đặc biệt tại nhà của Daykemtainha.vn nhé

Cho trẻ tự kỷ đến trường và tạo điều kiện cho con trẻ tiếp xúc và làm quen với những hành vi thông thường mỗi ngày là điều quan trọng để giúp con tránh bị kích động mạnh mẽ. Tuy nhiên, bạn cần phải biết cách can thiệp đúng khoa học để giúp bé tiếp nhận phù hợp, tránh khiến cho bé cảm thấy khó chịu vì bị ép buộc. Để làm được điều này, bạn nên tìm đến sự trợ giúp của các chuyên gia có kinh nghiệm hoặc liên hệ với các giáo viên dạy trẻ đặc biệt tại nhà.

Nếu bạn bận rộn và không thể dành nhiều thời gian để có thể quán xuyến công việc gia đình nhưng vẫn mong muốn giúp con mình phát triển sức khỏe tinh thần một cách tốt nhất, hãy liên hệ với Daykemtainha.vn. Tại đây, Daykemtainha.vn sẽ đồng hành cùng bạn và kết nối với các giáo viên dạy trẻ đặc biệt. Trẻ tự kỷ cần có một phương pháp can thiệp và điều trị thích hợp để có thể cải thiện các khả năng phản xạ bình thường. Là một trong những trung tâm tiên phong trong lĩnh vực giáo dục cho trẻ đặc biệt, các giáo viên sẽ đồng hành và hỗ trợ các bé hết sức mình.

Đặc biệt hơn, quá trình điều trị và dạy học này sẽ diễn ra hoàn toàn tại nhà, mang lại cảm giác an toàn cho các bé, tránh kích động tâm lý cũng như giúp các bậc phụ huynh an tâm phần nào. Quan sát sự thay đổi của con mình mỗi ngày cũng là một động lực và niềm vui của các bố mẹ, thấu hiểu tâm tư này, Daykemtainha.vn luôn nỗ lực hết sức mình để giúp các bé tiếp nhận phương pháp một cách thoải mái và hiệu quả nhất, từ đó lấy lại được khả năng ngôn ngữ vốn có của mình. Giao tiếp giữa cha mẹ và con cái là sợi dây gắn kết vô cùng quan trọng, không chỉ giúp con bày tỏ tâm tư và suy nghĩ, mà cha mẹ cũng sẽ thấu hiểu con dễ dàng hơn, từ đó gắn kết tình cảm gia đình.

Hãy liên hệ với Daykemtainha.vn để được tư vấn giáo dục cho trẻ tự kỷ và chọn ra giáo viên dạy trẻ đặc biệt phù hợp nhất cho con bạn nhé.

DANH SÁCH GIÁO VIÊN CHO PHỤ HUYNH LỰA CHỌN:

https://www.daykemtainha.vn/gia-su?mon-hoc=t%E1%BB%B1%20k%E1%BB%B7



  • Bài viết khác