KHẢ NĂNG DI TRUYỀN CỦA BỆNH TỰ KỶ LÀ BAO NHIÊU PHẦN TRĂM?
(21/10/2021)
Tự kỷ ?
Tự kỷ được hiểu là một dạng phát triển bất bình thường ở trẻ nhỏ. Thông thường sẽ thể hiện qua nhiều hình thái khác nhau: ngôn ngữ, phi ngôn ngữ, giao tiếp,… Trẻ em tự kỷ thường có lối sống thu mình, thích làm mọi thứ một mình. Nhận thức của trẻ về các vấn đề khác hơn so với bạn bè cùng trang lứa.
Tuy nhiên ý thức của trẻ về sự vật sự việc không phải lúc nào cũng tiêu cực. Trong một số trường hợp, vì tiếp xúc lâu với một vật thể, trẻ em có thể tìm tòi ra những thứ mới lạ từ vật thể đó. Từ đó, suy nghĩ, cách nhìn nhận sẽ chi tiết hơn.
Bên cạnh đó, trẻ em mắc chứng tự kỷ thể tăng động cũng là một
dạng của hội chứng trẻ tự kỷ. Những đứa trẻ này thường rất hiếu động ở mọi thứ,
nói nhiều hơn, chơi nhiều hơn, tìm tòi nhiều hơn nhưng cũng dễ bị kích động bởi
những thứ mình không vừa mắt.
Trẻ tự kỷ do di truyền
Yếu tố gen đóng một vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của tự kỷ. Các nghiên cứu chỉ ra rằng có khoảng 25% ca tự kỷ có thể xác định yếu tố gen liên quan. Một số nghiên cứu chỉ ra khoảng 5-15% trẻ tự kỷ mang các biến đổi di truyền CNV hoặc các biến đổi không di truyền CNV ở một số gen liên quan tới chức năng dẫn truyền thần kinh.
trẻ tự kỷ do di truyền không hẳn nằm ở việc cha mẹ mắc bệnh thì con cái bị theo mà còn bởi những vấn đề về đột biến gen. Nhiều nghiên cứu cho thấy, trong trường hợp cha mẹ ở độ tuổi lớn mới sinh con thì khả năng cao trẻ sẽ bị đột biến gen và có thể gây nên tự kỷ.
Tỉ lệ mắc tỷ lệ mắc tự kỷ ở bé trai nhiều hơn khoảng 4 lần so với trẻ em gái. Sự khác biệt về tỉ lệ giữa nam giới và nữ giới gợi ý yếu tố gen đóng một vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của tự kỷ. Có một số giả thuyết cho rằng do nữ giới mang nhiều lượng gen hơn nam giới (nữ mang 2 nhiễm sắc thể X, trong khi nam chỉ mang 1 nhiễm sắc thể X) dẫn tới khả năng nữ giới có khả năng mắc ít rủi ro biểu hiện tự kỷ hơn nam giới.
Nếu bạn tìm thấy ở con mình có những biểu hiện của chứng tự
kỷ, các bạn hãy đưa con trẻ đến Bệnh viện hoặc các Trung tâm chuyên điều trị tự
kỷ ở trẻ em để tìm hiểu rõ nguyên nhân và triệu chứng và cùng các bác sĩ đưa ra
những biện pháp điều trị phù hợp nhất với trẻ. Nếu bạn còn đang phân vân không
biết tìm giáo viên ở đâu thì hãy tìm hiểu các giáo viên dạy trẻ đặc biệt từ Daykemtainha.vn.
Với gần 10 năm kinh nghiệm trong mảng giáo dục, chúng tôi đã và đang kết nối
các giáo viên dạy trẻ em đặc biệt tại nhà tốt nhất đến các quý phụ huynh và các
em trẻ.
Daykemtainha.vn là một trong những trung tâm đầu tiên hỗ trợ
những phương pháp can thiệp cho trẻ đặc biệt như tự kỷ, chậm nói, tăng động… để
giúp các bé sớm phục hồi tinh thần về trạng thái bình thường.
Trẻ bị tự kỷ hay la hét hay những trẻ em bị tự kỷ nói chung
rất cần sự quan tâm của các bậc cha mẹ, của gia đình, bạn bè, thầy cô. Đây là hội
chứng hiện chưa có thuốc chữa khỏi. Do đó, những khó khăn có thể đồng hành suốt
đời nếu con không được can thiệp, hỗ trợ tốt và sớm. Ngược lại, khi nếu có cách
can thiệp sớm & khoa học, cùng sự kiên trì, nỗ lực giao tiếp với trẻ tự kỷ
của cha mẹ và giáo viên, chắc chắn hội chứng tự kỷ ở trẻ sẽ được cải thiện. Trẻ
sẽ có cuộc sống vui tươi, khỏe mạnh hơn. Hiểu được điều này, đội ngũ giáo viên
dạy trẻ đặc biệt tại nhà của chúng tôi sẽ nỗ lực hết sức để chia sẻ một phần
khó khăn trong việc nuôi dưỡng các bé đặc biệt với bố mẹ. Ngoài ra, bạn cũng có
thể tham khảo thêm về giáo viên tại link hoặc hình ảnh dưới đây, từ đó có thể dễ
dàng lựa chọn giáo viên thích hợp cho con trẻ.
DANH SÁCH GIÁO VIÊN CHO PHỤ HUYNH LỰA CHỌN
https://www.daykemtainha.vn/gia-su?mon-hoc=t%E1%BB%B1%20k%E1%BB%B7
- Bài viết khác
- SỚM NHẬN BIẾT CÁC DẬU HIỆU ĐỂ TRÁNH RỐI LOẠN, TRẦM CẢM Ở TRẺ ( 31/05/2022 )
- SỚM NHẬN BIẾT CÁC DẬU HIỆU ĐỂ TRÁNH RỐI LOẠN, TRẦM CẢM Ở TRẺ - P2 ( 31/05/2022 )
- TRẺ CHẬM NÓI HOẶC CHẬM PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ ( 31/05/2022 )
- THIỀN ĐỊNH CÓ GIÀNH CHO TRẺ MẮC HỘI CHỨNG ADHD? ( 05/04/2022 )
- CÁC VẤN ĐỀ GIẤC NGỦ XUẤT HIỆN Ở TRẺ TỰ KỶ - P2 ( 05/04/2022 )
- CÁC VẤN ĐỀ GIẤC NGỦ XUẤT HIỆN Ở TRẺ TỰ KỶ - P1 ( 05/04/2022 )
- ADHD LÀ GÌ? - P3 ( 26/01/2022 )
- ADHD LÀ GÌ? - P2 ( 26/01/2022 )
- ADHD LÀ GÌ? - P1 ( 26/01/2022 )