DẤU HIỆU CHO THẤY TRẺ BỊ CHẤN THƯƠNG TÂM LÝ
(20/10/2021)
Gần nửa số trẻ em ở Hoa Kỳ đều trải qua ít nhất một dạng chấn
thương tâm lý nghiêm trọng ở tuổi thơ ấu. Được biết, con số này đã lên đến gần
35 triệu trẻ em. Thậm chí, đáng báo động hơn, gần 75% trẻ em ở độ tuổi từ 12-
17 đã chịu đựng 2 hoặc nhiều dạng chấn thương. Những tổn thương tâm lý thuở nhỏ
có tác hại khôn lường lên tinh thần và thể chất của tuổi trưởng thành. Hơn nữa,
nó góp phần “định hình” cách cư xử của trẻ em tại lớp học. Điều đáng lo ngại là
đây chỉ là một con số ở một quốc gia và số lượng trẻ bị chấn thương tâm lý đang
ngày càng gia tăng trên thế giới theo mộ số nghiên cứu gần đây.
Theo nghiên cứu, chấn thương tâm lý “tái tạo” bộ não người bệnh, hình thành một lớp “vỏ bọc” bảo vệ. Điều này đôi lúc khiến trẻ có những hành vi phản ứng tiêu cực và khó nắm bắt. Theo các thống kê cho rằng, độ tuổi từ 0 – 7 là những trường hợp có tỷ lệ mắc phải hội chứng này cao nhất. Nó có thể xảy ra do các tổn thương bởi tai nạn, bị lạm dụng, bị bỏ bê, tiếp xúc với bạo lực gia đình,…
Dấu hiệu có thể trẻ bị chấn thương tâm lý
Dưới đây là một số hành động phổ biến trong lớp học và được cho là biểu hiện của sự “lề mề” trong học tập. Tuy nhiên, chúng vốn dĩ là hệ quả của chấn thương tâm lý:
Khép mình hay sống hướng nội:
Trong khi một số trẻ trút hết sự tổn thương ra bên ngoài, một số khác lại trở nên dồn nén, khép kín hơn. Chúng dường như thờ ơ, nhút nhát, lãnh đạm hoặc rụt rè. Ngoài ra, chúng cũng không tập trung.
Xúc phạm hoặc bắt nạt người khác:
Có thể bạn đã nghe qua cụm từ “hurt people hurt people” (những
người bị tổn thương lại làm tổn thương người khác). Đây là miêu tả chính xác
cho trẻ bị chấn thương tâm lý. Chúng có thể gây gổ với bạn bè (thậm chí là thầy
cô, nhân viên cứu trợ, và quản lý nhà trường) bằng lời nói hoặc hành động.
Trộm cắp:
Bà Kathy Haddock từ Hội Giáo viên phòng chống chấn thương
tâm lý chia sẻ rằng “Trẻ con trộm đồ để thích nghi trong ‘chế độ sinh tồn’”.
Theo đó, một trong những lý do giải thích cho việc trộm cắp của học sinh chính
là nhu cầu an toàn cần thiết của chúng. Chẳng hạn như trẻ ăn trộm thức ăn bởi
vì đã chịu cơn đói hành hạ hay thiếu thốn vật chất; hoặc chúng muốn hòa nhập với
bạn bè ở trường.
Nói dối:
Theo bà Haddock – mẹ nuôi của nhiều trẻ em, nói dối cũng là
triệu chứng cho thấy trẻ em đang trong “chế độ sinh tồn”. Nỗi lo sợ đằng sau việc
nói dối của học sinh chính là hậu quả khi chúng thành thật. Đôi lúc việc bịa ra
một câu chuyện thì dễ dàng hơn là đối mặt với sự thật. Trẻ có thể nói dối về
vài điều nhỏ nhặt và trộm cắp những thứ vặt vãnh nhưng bạn cũng nên nhớ rằng,
chấn thương tâm lý xây dựng lại bộ não và gây ảnh hưởng đến tư duy logic của trẻ
mắc bệnh.
Cảm thấy ốm yếu:
Chấn thương tâm lý có thể dẫn đến chán ăn, mất ngủ, mệt lả,
đau đầu, và các chứng bệnh khác. Chính vì vậy, học sinh bị sang chấn thường
hay nghỉ học, luôn đến phòng y tế hoặc có vẻ mất tập trung trong giờ học.
Những phản ứng cảm xúc bất ngờ:
Tổn thương tâm lý gây khó khăn để điều chỉnh cảm xúc. Trong lớp học, trẻ mắc bệnh có những “cơn bùng phát” bất ngờ như giận dữ, khóc hay cười điên loạn.
Chủ nghĩa cầu toàn:
Một số học sinh bị chấn thương luôn cố gắng hoàn thành mọi việc thật hoàn hảo. Chúng trở nên cực đoan và xem sự cầu toàn như là “kỵ sĩ” bảo vệ chúng. Vì vậy, khi không đạt được yêu cầu, chúng trở nên lo lắng và thất vọng.
Hành vi gây rối:
Khi môi trường sống quá áp lực sẽ tạo ra nhiều căng thẳng
cho trẻ em. Điều này đôi khi hình thành tâm lý bất ổn, có khuynh hướng gây rối.
Vì vậy, một lớp học yên tĩnh, nề nếp hay trật tự có thể không phải là nơi lý tưởng
cho học sinh mắc bệnh.
Vấn đề về trí nhớ:
Bà Haddock chia sẻ rằng “Đối với bệnh nhân chấn thương tâm lý, thời gian trở nên kỳ quặc và thông thường, họ có xu hướng mất trí nhớ.
Khó khăn để tiếp thu thông tin:
Bà Haddock nhận xét rằng “ Đôi khi trẻ có quá nhiều mối bận tâm chiếm lĩnh cuộc sống, vì vậy chúng không còn tâm trí để nhồi nhét kiến thức mới”.
Nguyên nhân gây chấn thương tâm lý tuổi thơ
Chấn thương tâm lý tuổi thơ có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Nó có thể diễn ra trong một thời gian dài khiến cho tâm lý của trẻ bị ảnh hưởng nặng nề. Theo thống kê, tác động khiến trẻ mắc phải hội chứng này có thể kể đến như:
Bạo lực học đường có thể là nguyên nhân gây chấn thương tâm
lý tuổi thơ.
Trẻ bị lạm dụng về thể chất, lạm dụng tình dục hoặc về tâm
lý và tình cảm
Bị bỏ mặc
Ảnh hưởng do tác động của các yếu tố môi trường như thiên
tai như bão, động đất hoặc hỏa hoạn,…
Trẻ vô gia cư hoặc bị phân biệt chủng tộc
Từng trải qua tai nạn nghiêm trọng hoặc bệnh tật đe dọa tính
mạng
Mất mát, bạo lực từ một hoặc nhiều người thân
Trẻ thường xuyên chịu bạo lực từ xã hội và học đường
Chứng kiến hoặc trải qua bạo lực gia đình
Các yếu tố gây căng thẳng như mất mát, thương tật diễn ra trong thời gian dài.
Nuôi dạy trẻ vẫn mãi là một hành trình dài với nhiều thử thách,
chỉ có sự kiêng nhẫn, tình thương và bao dung, sẵn sàng đồng hành mới giúp bạn đi
hết con đường ấy. Đôi khi chỉ một ngộ nhận đơn giản của bạn có thể bỏ lỡ một tâm
hồn tổn thương của trẻ. Vậy nên đừng vội vàng kết luận bất cứ điều gì trước khi
bạn tìm hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến các hành vi khác lạ của trẻ. Cũng giống như
bao căn bệnh tâm lý khác, chấn thương tâm lý có thể hết và cũng có thể theo bé
cả đời, để lại những hậu quả nghiêm trọng.
Vậy nên một khi phát hiện dấu hiệu và hành vi lạ từ bé hãy
nhanh chóng tìm đến các chuyên gia uy tín và cùng họ tìm hiểu trẻ một cách sâu
sắc nhất có thể, để giúp trẻ vượt qua một giai đoạn khó khăn. Với mong muốn có
thể đồng hành cùng quý phụ huynh mà con trẻ chúng ta đang gặp phải ít nhiều các
dấu hiệu của chứng tự kỷ ở trên, Daykemtainha.vn rất vui và vinh dự khi được hỗ
trợ cho quý cha mẹ phương pháp nuôi dạy trẻ em đặc biệt đã được nghiên cứu qua
rất nhiều năm. Với hơn 10 năm kinh nghiệm, Daykemtainha.vn hy vọng rằng, phương
pháp dạy và học của giáo viên dạy trẻ tự kỷ tại nhà sẽ giúp chia sẻ phần nào những
khó khăn vất vả của cha mẹ trong hành trình giúp con thơ tìm về những ý nghĩa đẹp
nhất của cuộc sống.
Với nhiều năm được đào tạo chuyên nghiệp và bài bản, cùng đó
là tấm lòng yêu thương trẻ, sẵn sàng cùng trẻ vượt qua giai đoạn đặc biệt này,
đội ngũ giáo viên dạy trẻ đặc biệt tại nhà của Daykemtainha.vn chắc chắn sẽ
không làm các bậc phụ huynh thất vọng bởi thái độ làm việc chất lượng và uy tín
của mình. Với các kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm giảng dạy thực tiễn, các
giáo viên sẽ kết hợp khéo léo giữa việc điều trị từ bác sĩ cùng phương pháp tiếp
nhận phù hợp từ các giáo viên, từ đó giúp các bé tiếp nhận phương pháp điều trị
một cách tốt nhất.
Bên cạnh đó, môi trường học tập tại nhà sẽ giúp các bé có cảm
giác thân thuộc và tránh kích động đến tâm lý sợ người lạ của trẻ. Không gian
thân thuộc kết hợp cùng những bài học được thiết kế dành riêng cho các bé sẽ
mang lại một buổi học và hướng các bé đến với những ý nghĩa của cuộc sống.
Với châm ngôn luôn nỗ lực hết mình và phục vụ chuyên nghiệp,
các giáo viên tâm huyết đến từ Daykemtainha.vn sẽ là nơi uy tín và chất lượng để
các quý phụ huynh có thể an tâm tin tưởng. Tiếp cận với trẻ em đặc biệt không
phải là chuyện đơn giản, nó đòi hỏi bạn cần có một sự am hiểu nhất định về vấn
đề mà trẻ đang phải đối mặt và học chế độ chăm sóc đặc biệt hơn so với các trẻ
khác. Hiểu được nỗi băn khoăn này, Daykemtainha.vn hy vọng rằng các bậc phụ
huynh sẽ liên hệ với trung tâm để được tư vấn và hỗ trợ kỹ càng về các khóa học
và phương pháp dạy học cũng như lựa chọn cho bé một giáo viên dạy trẻ đặc biệt
tại nhà phù hợp nhất.
DANH SÁCH GIÁO VIÊN CHO PHỤ HUYNH LỰA CHỌN:
https://www.daykemtainha.vn/gia-su?mon-hoc=t%E1%BB%B1%20k%E1%BB%B7
- Bài viết khác
- SỚM NHẬN BIẾT CÁC DẬU HIỆU ĐỂ TRÁNH RỐI LOẠN, TRẦM CẢM Ở TRẺ ( 31/05/2022 )
- SỚM NHẬN BIẾT CÁC DẬU HIỆU ĐỂ TRÁNH RỐI LOẠN, TRẦM CẢM Ở TRẺ - P2 ( 31/05/2022 )
- TRẺ CHẬM NÓI HOẶC CHẬM PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ ( 31/05/2022 )
- THIỀN ĐỊNH CÓ GIÀNH CHO TRẺ MẮC HỘI CHỨNG ADHD? ( 05/04/2022 )
- CÁC VẤN ĐỀ GIẤC NGỦ XUẤT HIỆN Ở TRẺ TỰ KỶ - P2 ( 05/04/2022 )
- CÁC VẤN ĐỀ GIẤC NGỦ XUẤT HIỆN Ở TRẺ TỰ KỶ - P1 ( 05/04/2022 )
- ADHD LÀ GÌ? - P3 ( 26/01/2022 )
- ADHD LÀ GÌ? - P2 ( 26/01/2022 )
- ADHD LÀ GÌ? - P1 ( 26/01/2022 )