HỆ THỐNG WEBSITE VÀ ỨNG DỤNG daykemtainha.vn

TIỀM HIỂU TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM Ở TRẺ - PHẦN 1

(22/09/2021)

Trong suốt giai đoạn phát triển của trẻ thì thực tế, trẻ nào cũng có những giai đoạn buồn bã, thu mình lại. Tuy nhiên bệnh trầm cảm ở trẻ nhỏ lại là một khái niệm hoàn toàn khác. Khi mắc chứng trầm cảm thì trẻ không chỉ buồn bã, mà còn luôn ở tình trạng thiếu năng lượng. Đặc biệt, việc này sẽ kéo dài và khó có thể tự hết được. Bệnh trầm cảm ở trẻ em khó nhận biết hơn ở người lớn rất nhiều. Vì vậy, bố mẹ cần chú ý tới trẻ thật kỹ để có thể nhận ra những “tín hiệu báo nguy”, rồi giúp trẻ theo những cách phù hợp nhé.

Trầm cảm và tự kỷ đều là những rối loạn về tâm lý khiến trẻ phát triển không bình thường. Tuy nhiên đây là 2 bệnh lý khác nhau cả về dấu hiệu, nguyên nhân,... bạn đừng nhầm lẫn. Bố mẹ không nên quá mức hoảng sợ với bệnh trầm cảm ở trẻ, tránh làm ảnh hưởng đến tâm lí của bé. Đồng thời cũng không chủ quan cho qua mà nên có những biện pháp can thiệp phù hợp từ các chuyên gia uy tín.


PHÂN BIỆT KHÁI NIỆM TỰ KỶ VÀ TRẦM CẢM Ở TRẺ

Tự kỷ là gì?

Tự kỷ là một khuyết tật phát triển suốt đời được thể hiện rõ nhất trong 3 năm đầu đời của trẻ. Nguyên nhân gây ra tự kỷ là do rối loạn hệ thần kinh gây ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ ai không phân biệt giới tính, giàu nghèo và địa vị xã hội.

Tự kỷ được biểu hiện ra ngoài bằng những khiếm khuyết về tương tác xã hội, khó khăn về giao tiếp ngôn ngữ, phi ngôn ngữ, hành vi, sở thích cũng như hoạt động mang tính hạn hẹp, lặp đi lặp lại.

Bệnh trầm cảm là gì?

Bệnh trầm cảm là sự rối loạn gây ảnh hưởng tới cảm xúc và thái độ sống nói chung của người bệnh. Nó khiến người bệnh mất hứng thú với hầu như mọi hoạt động, luôn cảm thấy buồn bã và thất vọng. Tất nhiên, đa số mọi người đều có những lúc buồn bã hoặc thất vọng, nhưng thường chỉ trong thời gian ngắn thôi. Còn bệnh trầm cảm thì không chỉ dừng ở mức buồn bã đơn thuần, mà là tình trạng bệnh lý nghiêm trọng và người bệnh thường khó tự vượt qua.

Bệnh trầm cảm nếu không được chữa trị có thể gây ra những vấn đề lớn như ảnh hưởng tới việc làm, tới các mối quan hệ, … Nhiều người được điều trị trầm cảm hiệu quả sẽ tiếp tục sống vui vẻ và khỏe mạnh. Tuy nhiên, cũng có những người cần điều trị cả đời.

Ước tính có khoảng 2% trẻ nhỏ trên thế giới mắc bệnh trầm cảm. Bệnh này có thể xuất hiện ở cả trẻ nam và nữ, nhưng khi trẻ bước vào giai đoạn dậy thì tỉ lệ nữ giới mắc bệnh lại cao hơn nam giới. Điều này sẽ kéo dài đến tận lúc trưởng thành - lúc này, tỉ lệ mắc bệnh là 12% ở nữ giới, và gần 7% ở nam giới.

NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN BỆNH TRẦM CẢM Ở TRẺ EM

Có rất nhiều yếu tố góp phần gây ra bệnh trầm cảm ở trẻ em. Trong đó, một yếu tố lớn chính là gen di truyền, với khoảng 20 đến 50% trẻ mắc bệnh có tiền sử bệnh trong gia đình. Những trẻ vốn có vấn đề về hành vi và chứng rối loạn lo âu cũng có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao hơn. Ngoài ra thì bệnh tật, những sự kiện đau buồn như mất người thân, hoặc căng thẳng... đều có thể dẫn tới bệnh trầm cảm ở trẻ em. Tuy nhiên, cũng có nhiều ca không có nguyên nhân cụ thể.


Bệnh trầm cảm ở trẻ em có thể là do nhiều yếu tố kết hợp lại. Những yếu tố này có thể không phải là nguyên nhân trực tiếp, nhưng chúng cũng góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm ở trẻ. Chúng bao gồm:

- Sức khỏe thể chất: Trẻ mắc những bệnh mãn tính hoặc nghiêm trọng, bao gồm cả chứng béo phì, thì dễ bị trầm cảm hơn.

- Những sự kiện căng thẳng: Những thay đổi trong gia đình, ở trường học hoặc trong mối quan hệ bạn bè cũng có thể làm tăng nguy cơ trẻ mắc bệnh trầm cảm.

Môi trường: Cuộc sống gia đình lộn xộn, không lành mạnh cũng dễ khiến trẻ bị rối loạn cảm xúc và trầm cảm.

- Tiền sử mắc bệnh trong gia đình: Nếu gia đình trẻ có người mắc các chứng rối loạn cảm xúc hoặc trầm cảm, thì trẻ cũng có thể mắc bệnh từ khi còn nhỏ.

- Mất cân bằng sinh hóa: Sự thiếu cân bằng của một số hormone và các hóa chất trong cơ thể có thể ảnh hưởng tới hoạt động của não bộ, từ đó làm tăng nguy cơ trầm cảm.

MỘT SỐ RỐI LOẠN TRẦM CẢM Ở TRẺ EM THƯỜNG GẶP

Mặc dù tỷ lệ các trẻ nhỏ bị mắc bệnh trầm cảm thấp hơn nhiều so với những người trưởng thành. Thế nhưng vẫn có một số trường hợp trẻ bị ảnh hưởng nhiều về tâm lý, áp lực, căng thẳng từ học tập, gia đình, môi trường sống cũng khiến cho trẻ gia tăng các nguy cơ bị trầm cảm. Theo các chuyên gia thì hiện có khoảng 3 loại rối loạn trầm cảm mà trẻ em thường gặp đó chính là rối loạn trầm cảm chủ yếu, rối loạn tâm trạng hỗn hợp và rối loạn khí sắc. 

Rối loạn trầm cảm chủ yếu: Loại trầm cảm này không chỉ gặp ở trẻ em mà có thể xuất hiện đối với bất kỳ đối tượng nào, đặc biệt là những người đang ở lứa tuổi dậy thì. Các biểu hiện của chứng bệnh này thường sẽ kéo dài tối thiểu khoảng 2 tuần, người bệnh sẽ bắt đầu có những triệu chứng như: 

- Mất ngủ, khó ngủ, ngủ không ngon giấc. 

- Không thể tập trung, khó lựa chọn. 

- Cơ thể bị mệt mỏi, không còn năng lượng để hoạt động. 

- Luôn cảm thấy buồn bã, chán nản.

- Mất dần các hứng thú đối với những hoạt động vui chơi yêu thích trước đây. 

- Cảm thấy bản thân bị chán ghét, bỏ rơi. 

- Suy nghĩ về cái chết. 

Các biểu hiện của chứng bệnh này thường sẽ kéo dài tối thiểu khoảng 2 tuần


Rối loạn tâm trạng hỗn hợp: Thông thường, những trẻ em từ khoảng 6 đến 10 tuổi sẽ dễ mắc phải chứng rối loạn tâm trạng hỗn hợp. Hiện tượng này có thể xuất phát từ sự không hài lòng, bị áp đặt trong thời gian dài dẫn đến sự phản kháng trong suy nghĩ và hành vi của trẻ. Những trẻ em mắc phải bệnh này sẽ khá tăng động, hiếu động thái hóa, có xu hướng chống đối với mọi thứ. 

Các triệu chứng này có thể xuất hiện khoảng 3 lần mỗi tuần, hầu hết những biểu hiện của trẻ ở mức vô lý, không phù hợp với tình huống và hoàn cảnh. Ngoài ra, trẻ cũng sẽ dễ cáu giận, bực tức không rõ nguyên nhân. 

Rối loạn khí sắc: Tình trạng rối loạn khí sắc ở trẻ em có thể sẽ ít xuất hiện hơn đối với các loại trầm cảm khác. Thời gian kéo dài của chứng bệnh này có thể lên đến 5 năm. Người bệnh thường sẽ có triệu chứng như ù tai, đau đầu, mất ngủ, chán ăn, ăn không ngon miệng, cơ thể thường xuyên suy nhược, mệt mỏi, không thể tập trung vào công việc, học tập và luôn cảm thấy buồn bã, chán nản, khí sắc u sầu. 

Qua bài viết này, Daykemtainha.vn hy vọng sẽ phần nào có thể lý giải được những nhận thức ban đầu của các bậc mẹ về căn bệnh trầm cảm ở trẻ và có cái nhìn đúng đắn hơn khi chăm sóc cho con trẻ. Thấu hiểu cảm giác của các bé là một trong những cách mà bạn có thể đến gần với con hơn và hiểu được thế giới nội tâm của con hơn, từ đó giúp cho quá trình can thiệp diễn ra hiệu quả hơn.

Nếu bạn bận rộn và không thể dành nhiều thời gian để có thể quán xuyến công việc gia đình nhưng vẫn mong muốn giúp con mình phát triển sức khỏe tinh thần một cách tốt nhất, hãy liên hệ với Daykemtainha.vn. Tại đây, chúng tôi sẽ đồng hành cùng bạn và kết nối với các giáo viên dạy trẻ đặc biệt. Trẻ bị trầm cảm cần có một phương pháp can thiệp và điều trị thích hợp để có thể cải thiện các khả năng phản xạ bình thường. Là một trong những trung tâm tiên phong trong lĩnh vực giáo dục cho trẻ đặc biệt, các giáo viên sẽ đồng hành và hỗ trợ các bé hết sức mình.

Đặc biệt hơn, quá trình điều trị và dạy học này sẽ diễn ra hoàn toàn tại nhà, mang lại cảm giác an toàn cho các bé, tránh kích động tâm lý cũng như giúp các bậc phụ huynh an tâm phần nào. Quan sát sự thay đổi của con mình mỗi ngày cũng là một động lực và niềm vui của các bố mẹ, thấu hiểu tâm tư này, Daykemtainha.vn luôn nỗ lực hết sức mình để giúp các bé tiếp nhận phương pháp một cách thoải mái và hiệu quả nhất, từ đó lấy lại được khả năng ngôn ngữ vốn có của mình. Giao tiếp giữa cha mẹ và con cái là sợi dây gắn kết vô cùng quan trọng, không chỉ giúp con bày tỏ tâm tư và suy nghĩ, mà cha mẹ cũng sẽ thấu hiểu con dễ dàng hơn, từ đó gắn kết tình cảm gia đình.

Hãy liên hệ với Daykemtainha.vn để được tư vấn giáo dục cho trẻ tự kỷ và chọn ra giáo viên dạy trẻ đặc biệt phù tại nhà hợp nhất cho con bạn nhé.

DANH SÁCH GIÁO VIÊN CHO PHỤ HUYNH LỰA CHỌN:

https://www.daykemtainha.vn/gia-su?mon-hoc=t%E1%BB%B1%20k%E1%BB%B7

 

 

  • Bài viết khác