HỆ THỐNG WEBSITE VÀ ỨNG DỤNG daykemtainha.vn

HIỆU QUẢ CỦA LIỆU PHÁP NGÔN NGỮ ĐỐI VỚI TRẺ TỰ KỶ

(18/08/2021)

Chứng tự kỷ có thể khiến cho trẻ chậm nói, khó nói chuyện hoặc gặp các trở ngại lớn khi giao tiếp. Việc chẩn đoán và điều trị sớm bệnh tự kỷ có thể giúp trẻ cải thiện đáng kể được khả năng ngôn ngữ của mình. Hiện nay, liệu pháp ngôn ngữ được xem là cách trị liệu tự kỷ thông dụng nhất, giúp trẻ giải quyết được các vấn đề về lời nói cũng như giao tiếp xã hội.

1. Tổng quan về chứng tự kỷ

Tự kỷ là một loại khuyết tật phát triển, thường xuất hiện trước 3 tuổi ở trẻ nhỏ. Tự kỷ là một phần của nhóm các rối loạn thần kinh có liên quan đến việc suy giảm khả năng giao tiếp cũng như các kỹ năng tương tác xã hội và nhận thức của trẻ. Tình trạng này được gọi chung là rối loạn phổ tự kỷ (ASD) và có thể liên quan đến một loạt các đặc điểm sau:

Trẻ thực hiện các hành động lặp đi lặp lại liên tục

Có phản ứng bất thường khi chạm vào một số thứ

Chống đối lại hoặc không chịu đựng được những thay đổi trong thói quen hàng ngày

Không có khả năng tương tác với môi trường xung quanh

Những trẻ bị ASD có thể gặp các trở ngại lớn về giao tiếp bằng lời nói và phi ngôn ngữ. Ngoài ra, trẻ cũng có thể cảm thấy khó tương tác với xã hội. Vì những lý do này, trị liệu ngôn ngữ được xem là phần quan trọng nhất trong quá trình điều trị cho chứng tự kỷ ở trẻ. Liệu pháp này có thể giúp giải quyết được một loạt các vấn đề giao tiếp ở trẻ mắc chứng tự kỷ.


2. Các vấn đề về giao tiếp và khả năng nói thường gặp ở trẻ tự kỷ

Chứng tự kỷ có thể ảnh hưởng đến khả năng nói, sự phát triển ngôn ngữ và giao tiếp xã hội của trẻ theo nhiều cách khác nhau.

2.1. Các vấn đề về khả năng nói của trẻ mắc chứng tự kỷ

Ở những trẻ mắc ASD có thể có các vấn đề về khả năng nói sau đây:

Không nói chuyện với bất cứ ai

Trẻ tự kỷ chậm nói

Thốt ra các tiếng lẩm bẩm, tiếng khóc, tạo ra những tiếng la hét hoặc âm thanh chói tai

Nói ấp úng

Lảm nhảm với những từ giống như âm thanh

Sử dụng từ phát âm bằng tiếng nước ngoài hoặc giọng nói như rô – bốt

Thường lặp lại hoặc bắt chước những gì mà người khác vừa nói

Có thể biết sử dụng các câu hoặc cụm từ phù hợp, nhưng với giọng điệu không biểu đạt

Theo nghiên cứu cho thấy, khoảng một trong ba trẻ mắc chứng tự kỷ sẽ gặp khó khăn khi tạo ra âm thanh lời nói để giao tiếp hiệu quả với những người khác. Hơn nữa, ngôn ngữ của trẻ tự kỷ thường rất khó hiểu.

2.2. Các vấn đề về giao tiếp ở trẻ tự kỷ

Một đứa trẻ mắc chứng tự kỷ có thể gặp phải một hoặc nhiều thách thức về giao tiếp sau đây:


Gặp rắc rối với các kỹ năng trò chuyện, bao gồm giao tiếp bằng cử chỉ hoặc mắt

Khó hiểu nghĩa của các từ ở bên ngoài ngữ cảnh mà chúng đã được học

Ghi nhớ được những điều đã nghe nhưng không biết những gì đã được nói

Phụ thuộc vào việc lặp lại lời nói của người khác như một cách chính để giao tiếp

Hiểu rất ít về ý nghĩa của từ hoặc các ký hiệu

Thiếu sáng tạo về ngôn ngữ

Vì những thách thức này, những đứa trẻ tự kỷ chậm nói hoặc gặp khó khăn khi giao tiếp cần phải học cách sử dụng ngôn ngữ và tổ chức một cuộc trò chuyện. Ngoài ra, trẻ tự kỷ cũng cần học cách điều chỉnh cả tín hiệu bằng lời nói hoặc không lời đến từ người khác, chẳng hạn như giọng nói, nét mặt và ngôn ngữ cơ thể.

3. Liệu pháp ngôn ngữ có vai trò gì trong điều trị chứng tự kỷ ở trẻ?

Những nhà trị liệu chuyên về giải quyết các vấn đề về ngôn ngữ và rối loạn ngôn ngữ đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình điều trị chứng tự kỷ ở trẻ. Với việc sàng lọc và phát hiện sớm những trẻ có nguy cơ, các nhà trị liệu ngôn ngữ thường dẫn đầu trong việc giúp chẩn đoán chứng tự kỷ và giới thiệu trẻ đến các bác sĩ chuyên khoa khác.

Khi bệnh tự kỷ ở trẻ được chẩn đoán, các nhà trị liệu ngôn ngữ sẽ đánh giá những biện pháp tốt nhất giúp cải thiện khả năng giao tiếp và nâng cao chất lượng cuộc sống cho những trẻ mắc chứng tự kỷ. Trong suốt quá trình trị liệu ngôn ngữ, chuyên gia sẽ làm việc chặt chẽ với gia đình, nhà trường và những người đồng hành điều trị khác. Nếu một đứa trẻ tự kỷ chậm nói, không nói được hoặc gặp các khó khăn lớn về lời nói, trị liệu ngôn ngữ sẽ hướng đến các lựa chọn thay thế cho lời nói khác, bao gồm:

Ký hoặc đánh máy

Sử dụng bảng hình ảnh với các từ, đây là một hệ thống giao tiếp trao đổi hình ảnh bắt đầu bằng cách sử dụng hình ảnh thay vì lời nói để giúp trẻ tự kỷ học cách giao tiếp

Sử dụng âm thanh mà một người nhạy cảm quá mức hoặc kém nhạy cảm để mở rộng hoặc cô đọng lại âm thanh giọng nói

Ở những trẻ tự kỷ chậm nói hoặc khó nói có thể cải thiện khả năng phát âm bằng cách xoa bóp hoặc thực hiện các bài tập thể dục cho môi và cơ mặt.

Yêu cầu trẻ hát các bài hát được sáng tác để giúp trẻ bắt kịp được nhịp điệu và trọng âm của câu

Việc trị liệu cho trẻ tự kỷ cần được thực hiện càng sớm càng tốt để giúp trẻ có thể cải thiện được khả năng về ngôn ngữ cũng như giao tiếp của mình. Vì vậy, các biện pháp trị liệu ngôn ngữ đóng vai trò vô cùng quan trọng cho quá trình điều trị bệnh tự kỷ.

4. Những lợi ích của liệu pháp ngôn ngữ cho bệnh tự kỷ

Việc trị liệu cho trẻ tự kỷ bằng liệu pháp ngôn ngữ có thể giúp cải thiện giao tiếp tổng thể. Điều này giúp những trẻ tự kỷ chậm nói hoặc khó giao tiếp có thể giải quyết phần nào được khả năng tạo lập các mối quan hệ và hoạt động trong cuộc sống hàng ngày.

Dưới đây là những mục tiêu cụ thể cũng như các lợi ích mà việc trị liệu ngôn ngữ đem lại cho những người mắc chứng tự kỷ, bao gồm:

Diễn đạt tốt các từ ngữ

Giao tiếp được bằng cả lời nói và phi ngôn ngữ

Hiểu được cách giao tiếp bằng lời nói và không lời, đồng thời giúp trẻ tự kỷ hiểu được ý định của người khác

Trẻ tự kỷ có thể bắt đầu giao tiếp mà không cần người khác phải nhắc nhở

Biết thời điểm thích hợp để nói một điều gì đó

Phát triển kỹ năng giao tiếp ở trẻ tự kỷ chậm nói

Cải thiện khả năng trao đổi ý kiến của trẻ với người khác khi nói chuyện

Trẻ có thể giao tiếp theo những cách giúp phát triển các mối quan hệ

Trở nên thích giao tiếp, vui chơi và tương tác với bạn bè đồng trang lứa

Học cách tự điều chỉnh lời nói khi giao tiếp


5. Khi nào là thời điểm tốt nhất để bắt đầu liệu pháp ngôn ngữ cho ASD?

Việc trị liệu cho trẻ tự kỷ bằng liệu pháp ngôn ngữ cần được bắt đầu càng sớm càng tốt. Rối loạn phổ tự kỷ (ASD) có xu hướng biểu hiện rõ ràng trước khi trẻ được 3 tuổi, và tình trạng chậm phát triển ngôn ngữ có thể được nhận biết sớm nhất khi trẻ mới ở độ tuổi là 18 tháng.

Trong một số trường hợp nhất định, bệnh tự kỷ có thể được xác định ngay từ khi trẻ được 10 – 12 tháng tuổi. Do đó, điều quan trọng là cần bắt đầu thực hiện các biện pháp trị liệu ngôn ngữ sớm nhất có thể để mang lại những tác động lớn nhất cho trẻ. Việc điều trị chuyên sâu dành riêng cho từng cá nhân tự kỷ có thể giúp giảm bớt tình trạng cô lập xảy ra do khuyết tật giao tiếp xã hội ở trẻ.

Bằng việc xác định và can thiệp sớm, hai trong số ba trẻ mẫu giáo mắc chứng tự kỷ có thể cải thiện được các kỹ năng giao tiếp cũng như khả năng nắm bắt ngôn ngữ nói của mình. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy, những trẻ cải thiện khả năng giao tiếp nhiều nhất thường được trị liệu ngôn ngữ từ rất sớm.

Việc giúp trẻ tự kỷ hòa nhập với cộng đồng một cách tốt nhất luôn là điều mà nhiều bậc phụ huynh trăn trở. Với mỗi trở ngại về tâm lý mà các bé đang gặp phải, chúng ta cần phải tìm hiểu thật kỹ và có một sự am hiểu nhất định đối với căn bệnh của bé. Kỹ năng giao tiếp chính là một trong những bước đầu tiên và vô cùng quan trọng để bạn chiếm được sự tin tưởng của bé và giúp bé thấy thoải mái, dù chỉ là một cử chỉ nhỏ hay một ánh mắt nhẹ nhàng trìu mến, bạn cũng đã làm bé thay đổi được một chút hành động rồi đấy.

Hơn hết, nếu bạn không phải là một người khá bận hay bạn không thể thực hiện việc tổng hợp thông tin chính xác và có cái nhìn toàn vẹn về căn bệnh đặc biệt của trẻ, hãy yên tâm nhường lại phần việc khó khăn này cho các giáo viên dạy trẻ đặc biệt tại nhà đảm nhiệm bạn nhé. Đến với Daykemtainha.vn, chúng tôi hy vọng phương pháp dạy và học đặc biệt tại nhà này sẽ phần nào giúp quý cha mẹ có thể đến gần hơn với các bé con nhà mình, xóa bỏ rào cản bấy lâu vẫn tồn tại giữa những tâm hồn găng tìm sự đồng điệu. Kết nối đến trái tim của trẻ là chuyện không đơn giản, nhưng nếu chúng ta cùng nhau nỗ lực, chúng tôi tin chắc rằng các bé sẽ sớm nhìn thấy được tấm lòng và tình yêu thương mà mọi người xung quanh dành cho bé.

Bên cạnh đó, môi trường học tập tại nhà sẽ giúp các bé có cảm giác thân thuộc và tránh kích động đến tâm lý sợ người lạ của trẻ. Không gian thân thuộc kết hợp cùng những bài học được thiết kế dành riêng cho các bé sẽ mang lại một buổi học và hướng các bé đến với những ý nghĩa của cuộc sống.

Với châm ngôn luôn nỗ lực hết mình và phục vụ chuyên nghiệp, các giáo viên tâm huyết đến từ Daykemtainha.vn sẽ là nơi uy tín và chất lượng để các quý phụ huynh có thể an tâm tin tưởng. Tiếp cận với trẻ em đặc biệt không phải là chuyện đơn giản, nó đòi hỏi bạn cần có một sự am hiểu nhất định về vấn đề mà trẻ đang phải đối mặt và học chế độ chăm sóc đặc biệt hơn so với các trẻ khác. Hiểu được nỗi băn khoăn này, Daykemtainha.vn hy vọng rằng các bậc phụ huynh sẽ liên hệ với trung tâm để được tư vấn và hỗ trợ kỹ càng về các khóa học và phương pháp dạy học cũng như lựa chọn cho bé một giáo viên dạy trẻ đặc biệt tại nhà phù hợp nhất.

DANH SÁCH GIÁO VIÊN CHO PHỤ HUYNH LỰA CHỌN:

https://www.daykemtainha.vn/gia-su?mon-hoc=t%E1%BB%B1%20k%E1%BB%B7





  • Bài viết khác