HỆ THỐNG WEBSITE VÀ ỨNG DỤNG daykemtainha.vn

LÀM THẾ NÀO ĐỂ THIẾT KẾ GIỜ HỌC CAN THIỆP CHO TRẺ TỰ KỶ

(13/08/2021)

1. Những yếu tố cần cân nhắc khi thiết kế giờ can thiệp cho trẻ tự kỷ

Khi thiết kế hoạt động cho trẻ cần tìm hiểu một số yếu tố: trẻ có thể tập trung chú ý ở mức tối đa, phát huy được điểm mạnh của trẻ và đúng hứng thú của trẻ, các yếu tố về môi trường bên ngoài như thời tiết, thời gian, hoặc việc sắp xếp phòng ốc... Dưới góc độ tâm lý, chúng ta sẽ đi tìm hiểu về một vài yếu tố ảnh hưởng tới việc thiết kế giờ can thiệp cho trẻ dưới đây.

1.1. Sự tập trung của trẻ ở mức độ như thế nào?

Khả năng tập trung chú ý sẽ giúp trẻ duy trì được các hoạt động của mình, đồng thời tiếp thu được những gì khác người khác hướng dẫn. Bố/mẹ cần xác định được khả năng tập trung chú ý của trẻ, ví dụ như: khoảng thời gian chú ý tốt nhất của trẻ vào thời điểm nào trong ngày, thời gian chú ý của trẻ tới từng hoạt động (ví dụ có trẻ thích xem điện thoại, có thể ngồi xem cả ngày không chán, nhưng với các hoạt động khác chỉ có thể tập trung được 1 phút), khả năng tập trung chú ý cao nhất ở từng hoạt động là bao lâu... Từ đó, mới có thể đưa ra hoạt động với thời gian phù hợp, để đảm bảo trẻ tập trung chú ý được mà không bị chán. Nếu như trẻ chỉ có thể ngồi xâu được 5 hoa là đã chán, vậy thì sẽ bắt đầu từ 3 hoa, sau tăng dần số lượng lên 5 - 7 – 10 hoa để trẻ quen và chấp nhận dần việc ngồi lâu. Nếu không biết được giới hạn tập trung của trẻ, đặt ra thời gian quá ngắn, sẽ không nâng cao được kỹ năng cho trẻ, còn nếu đặt thời gian quá dài, có thể khiến trẻ khó chịu và bùng nổ.

1.2. Hứng thú của trẻ là gì?

Khi thiết kế buổi can thiệp, không thể bỏ qua yếu tố sở thích/hứng thú của trẻ. Bởi đây chính là động lực – là phần thưởng (theo cách gọi của tâm lý học hành vi) – là lý do để muốn làm việc và là yếu tố thúc đẩy trẻ bắt chước một hành vi của người khác (theo thuyết học tập xã hội). Để sắp xếp được các hoạt động cho phù hợp, bố/mẹ nên biết được sở thích của trẻ gồm những hoạt động gì, đồ chơi gì, trẻ thích các trò chơi tương tác xã hội hay trẻ thích bộ xâu hoa, trẻ thích bảng chữ cái hay quay tròn bánh xe... Những sở thích của trẻ có thể sử dụng để làm hoạt động mở đầu cho buổi can thiệp, hoặc là phần thưởng mỗi khi trẻ làm xong việc.


1.3. Mục tiêu

Mỗi trẻ - mỗi ngày lại có trạng thái khác nhau, có hôm trẻ sẽ vui vẻ hơn, nhưng có những hôm thay đổi thời tiết trẻ lại khó chịu hơn. Vì vậy, việc đặt ra mục tiêu – điều trẻ cần đạt được - trong giờ học ngày hôm đó vô cùng cần thiết. Mục tiêu của một buổi can thiệp, có thể là một phần nhỏ của kế hoạch đã được lên từ trước, nhưng có thể dựa vào thái độ của trẻ ngày hôm đó để thay đổi cho linh hoạt. Việc đưa ra được mục tiêu của giờ can thiệp sẽ giúp bố/mẹ sắp xếp hoạt động cho phù hợp và cũng giúp giải tỏa được cảm xúc cho trẻ.

2. Một số ví dụ về cấu trúc giờ can thiệp trẻ tự kỷ

Một giờ can thiệp cá nhân thường kéo dài 45 – 60'. Trong thời gian đó, dựa vào các yếu tố đã được liệt kê ở trên, cần cân nhắc để sắp xếp hoạt động cho phù hợp với cả trẻ. Trước và sau giờ can thiệp của trẻ, có thể trẻ cần tham gia vào các giờ can thiệp khác (với mô hình can thiệp đa chuyên ngành) hoặc các hoạt động khác (ví dụ như giờ ăn, giờ chơi hoặc giờ nhóm ở trường mầm non, hoặc là các hoạt động sinh hoạt khi ở nhà). Các phụ huynh có thể tham khảo các ví dụ dưới đây và lựa chọn những hoạt động phù hợp với trẻ của mình:

2.1. Trường hợp 1

Lấy ví dụ một trẻ tự kỷ tương đối nặng, chỉ nghe hiểu được mệnh lệnh ngắn ở phạm vi gần và phải thực hiện ngay lập tức, kèm theo sự hỗ trợ về thể chất. Trẻ hay chạy lăng xăng, không chịu ngồi yên một chỗ, khả năng giao tiếp mắt kém. Trẻ chỉ thích xé giấy và chạy khắp phòng.

Với những trẻ như vậy, khả năng để trẻ tham gia các hoạt động tĩnh hoặc cần ngồi trên bàn là rất thấp. Chúng ta có thể đưa ra 2 đến 3 hoạt động ngắn và quay vòng liên tục để thu hút sự chú ý cũng như sự hợp tác của trẻ.

Trước tiên, sau khi vào phòng và cất hết các đồ cá nhân, trẻ được phép chạy nhảy – chơi tự do trong vòng 2 – 3 phút, mục đích là để trẻ làm quen, chấp nhận và cảm thấy an toàn trong môi trường này, thêm nữa để trẻ được giải phóng năng lượng bị dồn nén từ khoảng thời gian trước. Trong 3 phút này, trẻ được phép tự do, với những hoạt động như quăng ghế, chạy ngồi tại góc, xé giấy... cho tới khi nhà trị liệu yêu cầu dừng lại. Các hoạt động sau đó, tùy vào “sản phẩm” mà trẻ để lại sau quãng thời gian tự do 3 phút, để bố mẹ có thể đưa ra cho phù hợp. Ví dụ, nếu trẻ xé giấy, hoặc ném đồ trước đó, bố mẹ cần yêu cầu trẻ nhặt và cất đúng nơi quy định – được chấp nhận là một hoạt động trị liệu. Còn nếu trẻ chỉ chạy nhảy mà không ảnh hưởng tới đồ đạc, có thể chuyển sang hoạt động thứ nhất.


  • Hoạt động đầu tiên có thể được lựa chọn là chơi tương tác, trò chơi “Chí cha chí chách” hoặc “Đếm và rút ngón tay”. Nếu lựa chọn mục tiêu là tăng cường giao tiếp mắt và tăng khả năng ngồi yên tại chỗ của trẻ, bố mẹ có thể giúp trẻ ngồi trên ghế và cùng chơi với trẻ. Ban đầu, trẻ sẽ gặp khó khăn khi phải ngồi yên trên ghế, và khó chịu khi người khác cầm tay mình, nhưng bố mẹ hãy cứ chơi, thật nhanh nhất có thể, kéo dài khoảng 30 giây, sau đó sẽ để trẻ chạy ra khỏi chỗ trong vòng 1 -2 phút. Tiếp tục, lại kéo trẻ vào và chơi trò chơi tương tác đó, vẫn là thời gian kéo dài 30 giây, và thêm một hiệp nghỉ. Đến lần chơi thứ 3, mọi việc cần chậm hơn một chút, có sự nhấn nhá trong nhịp điệu khi chơi. Ví dụ, khi đọc bài vè “Chí cha chí chách, mẹ đội..... nón RÁCH... con... đội... nón.. lành... chí cha chí chách, chách chách chách chách chách....”. Giữa các vế của câu vè, bố mẹ có thể dừng lại, kéo dài câu từ kết hợp với giao tiếp mắt và quan sát hành vi của trẻ. Tương tự, ở những lần chơi sau, nhịp điệu kéo dài ra, hoạt động chậm lại, thời gian trẻ ngồi yên trên ghế chờ đợi sự bất ngờ và giao tiếp mắt với bố mẹ sẽ kéo dài theo.

  • Hoạt động thứ hai có thể lựa chọn là một hoạt động vận động – phần thưởng cho việc ngồi yên trên ghế ở hoạt động trước. Bố mẹ có thể xếp ghế thành hàng dài, cho trẻ bước qua và tập nhảy chụm chân xuống dưới. Hoặc cho trẻ nhún bóng, lăn bóng, nhảy trên bóng... Vì trẻ hiểu còn kém, nên bố mẹ cần hướng dẫn bằng lời nói, kết hợp giúp đỡ thể chất cho trẻ (cầm tay dắt trẻ hoặc đỡ chân để trẻ đi đúng hướng). Hoạt động này cũng có thể kéo dài 2 – 3 phút/lượt chơi và tăng dần ở những lần chơi sau.

  • Hoạt động thứ ba có thể được lựa chọn là một hoạt động cần ngồi yên trên ghế như quan sát thẻ tranh hoặc chỉ tay vào thẻ tranh. Với trẻ được lấy ví dụ phía trên, mục tiêu cho hoạt động này là trẻ chịu ngồi yên và tập trung quan sát vào thẻ. Bố mẹ có thể thực hiện tráo thẻ tranh để thu hút sự chú ý của trẻ. Thời gian tráo ban đầu nhanh, sau đó chậm dần để trẻ có cơ hội nhìn các hình ảnh trong tranh, thay vì né tránh.

Ba hoạt động phía trên là những hoạt động rất đơn giản, với trẻ ít hợp tác, có thể thực hiện cả 3 hoạt động và quay vòng liên tục để đảm bảo trẻ thực hiện được theo mà không bị chán.

2.2. Trường hợp 2

Một trường hợp khác là trẻ có ngôn ngữ hiểu, có thể hợp tác theo những yêu cầu mà người lớn đưa ra. Với trẻ này, việc tập trung chú ý và học kỹ năng cần song hành với nhau, chứ không chỉ riêng thu hút trẻ vào nhà trị liệu/bố mẹ nữa.

Trong khoảng thời gian 45 – 60 phút có thể đưa ra 3 – 4 hoạt động xen kẽ giữa thứ mà trẻ thích – thứ mà bố/mẹ mong muốn.

Thời gian ban đầu vẫn là chơi tự do, làm gì trẻ thích mà bố/mẹ không can thiệp trong 2 -3 phút – là một cách chào đón trẻ đến với buổi học “Bây giờ con chạy hoặc làm gì cũng được, cho đến khi mẹ gọi thì chúng mình sẽ bắt đầu học nhé”. Một lời dẫn dắt sẽ không thừa, và giúp trẻ hiểu được giới hạn của mình.

  • Hoạt động đầu tiên được lựa chọn nên là hoạt động mà trẻ mong muốn – để trẻ thể hiện bằng cách tự đi lấy, hoặc bố mẹ hỏi và trẻ lựa chọn.

  • Hoạt động thứ hai nên là hoạt động bố mẹ chỉ định – nên chọn một hoạt động cần ngồi yên trên ghế - bởi thời gian này trẻ vẫn chưa chán, có thể tập trung nghe theo chỉ dẫn. Một số hoạt động có thể thực hiện là tập xâu hoa, xâu hạt, tập gắp bằng kéo/đũa, thìa, tô màu, cắt giấy tự do... Độ khó của các hoạt động tùy vào mức độ hiện tại của trẻ, và cần nâng dần độ khó theo ngày, để đảm bảo trẻ được rèn luyện hàng ngày mà không nhàm chán. Hoặc nếu trẻ có thể tập trung lâu thì sẽ hướng dẫn trẻ ngồi yên và nghe truyện (sử dụng câu chuyện nhiều hình ảnh và ít chữ)...

  • Hoạt động thứ ba và thứ tư có thể là hoạt động mà bố/mẹ chỉ định hoặc hoạt động mà trẻ thích thú. Những hoạt động này có thể là những hoạt động ngồi yên một chỗ nhưng không cần thiết phải tĩnh lặng quá, ví dụ như xếp hình, đọc và quan sát thẻ tranh, chơi cắm nấm, đập bóng, đập chuột, cắt hoa quả... Hoặc những hoạt động vận động như leo ghế, lăn bóng qua lại.... Bởi tại thời điểm này trẻ có thể sẽ hơi xao nhãng một chút, và khả năng tập trung không cao như lúc đầu, cần có một số hoạt động để cuốn hút trẻ duy trì sự hợp tác.


Các hoạt động này không cần thiết phải lặp lại lần thứ hai trong buổi can thiệp (có nghĩa là khi kết thúc hoạt động, sẽ chuyển hẳn sang trò chơi mới, mà không cần quay lại), nhưng nên lặp lại theo ngày với độ khó tăng dần.

Danh sách các hoạt động/ trò chơi ở trên internet hiện tại rất nhiều và đa dạng, bố mẹ có thể dựa vào sở thích/khả năng tập trung chú ý để sắp xếp cho phù hợp với trẻ, để cho cả bố/mẹ và trẻ đều hứng thú và thực hiện tốt các hoạt động được đề ra. Và cũng cần lưu ý rằng luôn có khoảng thời gian nghỉ ngơi giữa các hoạt động (kéo dài 1 – 2 phút) để trẻ được cân bằng và thấy thoải mái.

Để giúp các bạn đồng hành cùng con suốt quá trình can thiệp căn bệnh tự kỷ và giúp các bé có một cuộc sống mỗi ngày, Daykemtainha.vn rất vui khi được chia sẻ đến bạn phương pháp dạy trẻ đặc biệt tại nhà an toàn và chất lượng. Với triết lý giáo dục mới mẻ, cởi mở của mình, Daykemtainha.vn mong rằng có thể cùng gia đình, bổ sung cho trẻ những trải nghiệm của một giấc ngủ ngon mà trẻ chưa được hưởng đúng cách, từ đó giúp trẻ phát triển thể chất lẫn tâm lý một cách vững vàng. Với cách học đặc biệt này, quá trình điều trị căn bệnh tự kỷ của các bé sẽ diễn ra nhanh chóng hơn và đạt hiệu quả cao.  

Với nhiều năm được đào tạo chuyên nghiệp và bài bản, cùng đó là tấm lòng yêu mến trẻ thơ, sẵn sàng cùng trẻ vượt qua giai đoạn đặc biệt này, đội ngũ giáo viên dạy trẻ đặc biệt tại nhà của Daykemtainha.vn chắc chắn sẽ không làm các bậc phụ huynh thất vọng bởi thái độ làm việc chất lượng và uy tín của mình. Từ nền tảng các kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm giảng dạy thực tiễn, các giáo viên sẽ kết hợp khéo léo giữa việc điều trị từ bác sĩ cùng phương pháp tiếp nhận phù hợp từ các giáo viên, từ đó giúp các bé tiếp nhận phương pháp điều trị một cách tốt nhất.

Bên cạnh đó, môi trường học tập tại nhà sẽ giúp các bé có cảm giác thân thuộc và tránh kích động đến tâm lý sợ người lạ của trẻ. Không gian quen thuộc kết hợp cùng những bài học được thiết kế dành riêng cho các bé sẽ mang lại một buổi học và hướng các bé đến với những ý nghĩa của cuộc sống, giúp bố mẹ can thiệp cho trẻ tự kỷ một cách hiệu quả.

Trẻ dù sinh ra trong môi trường nào, thành thị hay nông thôn, khá giả hay khó khăn, đều có khả năng có tự kỷ từ khi sinh ra. Không có cơ sở khoa học nào chứng minh tự kỷ xuất phát từ việc cha mẹ nuôi dạy con không tốt vì điều kiện gia đình. Nhưng nếu trẻ tự kỷ được quan tâm, chăm sóc và hỗ trợ đúng đắn, sẽ giúp các em phát triển năng lực học tập và các kỹ năng tự lập cơ bản để sớm hòa nhập trong môi trường học đường và xã hội. 

Với châm ngôn luôn nỗ lực hết mình và phục vụ chuyên nghiệp, các giáo viên tâm huyết đến từ Daykemtainha.vn sẽ là nơi uy tín và chất lượng để các quý phụ huynh có thể an tâm tin tưởng.

DANH SÁCH GIÁO VIÊN CHO PHỤ HUYNH LỰA CHỌN:

https://www.daykemtainha.vn/gia-su?mon-hoc=t%E1%BB%B1%20k%E1%BB%B7 



  • Bài viết khác