HỆ THỐNG WEBSITE VÀ ỨNG DỤNG daykemtainha.vn

DẠY TRẺ CHẬM NÓI KỸ NĂNG NGÔN NGỮ VÀ GIAO TIẾP HIỆU QUẢ

(13/08/2021)

Dạy trẻ chậm nói biết nói và phát triển kỹ năng ngôn ngữ, cũng như giao tiếp là việc mà có lẽ bất kì bậc cha mẹ nào ở trong hoàn cảnh này, đều mong muốn thực hiện hiệu quả. Công việc này đòi hỏi các cha mẹ phải rất kiên nhẫn. Tuy nhiên không phải lúc nào chúng ta cũng có thể cùng con tự xoay sở. Vậy lời khuyên của các chuyên gia trong trường hợp này là gì, hãy cùng Daykemtainha.vn tìm hiểu nhé. 

1. Làm thế nào bạn xác định được trẻ có vốn từ vựng ít hơn so với độ tuổi

Mặc dù sự phát triển ở mỗi trẻ là không giống nhau, nhưng vẫn có những mốc nhất định mà phần lớn trẻ sẽ đạt được ở những độ tuổi nhất định. Đối với ngôn ngữ, có một số hướng dẫn có thể giúp bạn xác định xem trẻ có được vốn từ vựng phù hợp với tuổi của mình hay không, cụ thể đó là:

Trẻ 18 tháng tuổi nên sử dụng được ít nhất 20 từ, bao gồm các loại từ khác nhau như danh từ (em bé, bánh quy,..), động từ (ăn, đi,…), giới từ (lên, xuống,…), tính từ (nóng, buồn ngủ,…) và những từ trong giao tiếp xã hội (xin chào, bái bai,…).

Trẻ 24 tháng tuổi nên sử dụng được ít nhất 100 từ và ghép từ với nhau. Những từ ghép này được ghép lại không theo quy chuẩn ngữ pháp thông thường chẳng hạn như cảm ơn mẹ, tạm biệt cô,… mà đơn thuần chỉ là những từ trẻ ghép để thể hiện ý muốn hay suy nghĩ của mình ví dụ như “chó đi rồi”, “ăn bánh”, hay “tay bẩn rồi”,…


2. Bạn có thể làm gì khi trẻ chậm nói?

Thay vì hành động thông thường của cha mẹ và người lớn đối với trẻ chậm nói là “hãy đợi một thời gian nữa xem”, thì bạn nên can thiệp để giúp trẻ càng sớm càng tốt.

Dưới đây là những việc đầu tiên bạn nên làm cho trẻ:

Tham khảo ý kiến của một chuyên gia trị liệu về ngôn ngữ

Đánh giá khả năng nghe của trẻ, ngay cả khi bạn nghĩ rằng trẻ không gặp vấn đề gì về nghe cả. Điều quan trọng là phải đảm bảo trẻ nghe được âm thanh ở nhiều âm lượng và âm vực khác nhau. Vì ngay cả khiếm thính nhẹ cũng có thể gây khó khăn cho việc phát triển ngôn ngữ và khả năng nói.

Tìm hiểu các chương trình giúp hướng dẫn cha mẹ kĩ thuật cụ thể để biến các hoạt động hàng ngày thành cơ hội để xây dựng vốn từ vựng cho trẻ.

Ngoài ra, bạn có thể thực hiện những chiến lược sau để giúp trẻ:

2.1. Chiến lược “bạn tự nói chuyện”

“Tự nói chuyện” ở đây thực ra là bạn nói với trẻ, nhưng do trẻ chưa thể dùng từ vựng để đáp lại, nên có thể xem như bạn tự nói chuyện.


Bạn hãy mô tả lại những gì bạn đang cầm nắm, những hoạt động bạn đang thực hiện, những gì bạn đang cảm thấy, kể cả những gì bạn nghe, ngửi hoặc nếm được. Khi bạn nói về tất cả những điều này, trẻ sẽ học được từ việc nghe bạn nói về chúng.

Tuy nhiên bạn cần lưu ý một điều quan trọng là hãy nói những từ hoặc câu ngắn, tốt nhất là nên cùng độ dài với từ mà trẻ đã bắt đầu nói được, hoặc dài hơn một chút. Ví dụ, nếu trẻ mới chỉ nói được từ đơn, bạn cũng nên nói từ đơn hoặc cụm hai từ như bóng, ném, ném bóng, trái bóng. Nếu trẻ đã bắt đầu ghép được hai từ, bạn cũng hãy sử dụng nhiều cụm từ hai từ cũng như cụm ba từ để nói với trẻ.

Bạn đừng ngần ngại việc lặp lại những từ đó nhiều lần vì trẻ học được thông qua sự lặp lại. 

2.2. Chiến lược sử dụng ngôn ngữ ký hiệu

Bạn hãy tiếp tục sử dụng “chiến lược” tự nói ở trên nhưng sẽ ghép từ với một dấu hiệu của ngôn ngữ ký hiệu. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng ngôn ngữ ký hiệu là một công cụ tuyệt vời có thể khiến trẻ nói (hoặc nói nhiều hơn), đặc biệt là những trẻ chậm nói. Một khi học được sức mạnh của việc giao tiếp thông qua ký hiệu, trẻ sẽ sớm chuyển sang ngôn ngữ nói, vì trẻ sẽ nhận ra được ngôn ngữ nói giúp trẻ giao tiếp hiệu quả hơn. Bạn có thể tìm hiểu về ngôn ngữ ký hiệu trên các website và hướng dẫn trẻ một số dấu hiệu cơ bản.

2.3. Chiến lược nói chuyện song song

Nói chuyện song song gần giống như tự nói chuyện nhưng thay vì nói về những gì bạn đang làm, bạn nói về những gì trẻ đang thực hiện. Bạn có thể mô tả những đồ vật trẻ đang chơi, hành động của trẻ, những gì bé có thể cảm nhận hay nghe được (theo dự đoán của bạn). Bạn lưu ý vẫn nên tiếp tục sử dụng những từ cùng độ dài với từ trẻ nói được, và kết hợp với những cụm từ ở “trình độ” cao hơn một chút để giúp trẻ học từ vựng cũng như cách nói. 

2.4. Chiến lược mở rộng

Trong chiến lược này, bạn hãy xây dựng lời nói dựa vào cử chỉ hoặc hành động của trẻ. Bạn hãy nói bất kì từ gì trẻ nói và thêm vào đó một từ nữa. Ví dụ nếu trẻ nói bóng, bạn có thể nói “quả bóng”, “bóng vàng”, “ném bóng”, “chơi bóng”,…

Nếu trẻ chưa nói mà dùng cử chỉ như trỏ vào đồ vật nào đó, bạn hãy nói từ đi cùng với cử chỉ đó. Bạn có thể nêu tên đồ vật mà trẻ chỉ vào hoặc với tới, đoán cảm xúc của trẻ, hoặc nói bất cứ điều gì khác mà bạn cảm thấy như trẻ đang cố gắng giao tiếp.

2.5. Chiến lược xây dựng vốn từ vựng dễ tiếp thu

Xây dựng vốn từ vựng dễ tiếp thu là chiến lược mà bạn có thể thực hiện để tăng vốn từ vựng bao gồm những từ dễ tiếp thu cho trẻ.


Từ vựng dễ tiếp thu là tất cả những từ mà trẻ có thể hiểu khi bạn nói chúng, ngay cả khi trẻ chưa tự nói. Trước tiên, trẻ phải hiểu những từ này thì mới có thể sử dụng được. Bạn hãy cho trẻ chỉ vào đồ vật, tranh ảnh, hoặc người khi bạn nói.

Ví dụ bạn có thể hỏi trẻ: “Ba đâu rồi?” và giúp trẻ chỉ hoặc nhìn về phía bố. Hoặc bạn yêu cầu trẻ chỉ vào một đối tượng trong sách bằng cách nói “…..(con chó, con mèo, bông hoa,…) đâu con?”,…Hãy cho trẻ một chút thời gian để tìm và nhận biết đối tượng đó. Khi trẻ tìm được con vật, đồ vật,…mà bạn nói đến, hãy giúp trẻ chỉ lại một cách chính xác kèm theo việc nhắc lại từ đó. Bạn hãy tiếp tục thực hiện việc này, chẳng mấy chốc bạn sẽ thấy trẻ sẽ bắt đầu hiểu nhiều từ hơn.

Bạn hãy thử thực hiện 5 chiến lược đơn giản trên và xem phản hồi của trẻ. Nếu bạn thấy trẻ có tiến bộ, điều này có nghĩa là bạn đã đi đúng hướng và nên tiếp tục phát huy. Nếu tình trạng của trẻ vẫn không cải thiện bạn cần đưa con đến gặp chuyên gia trị liệu ngôn ngữ hoặc bác sỹ càng sớm càng tốt (nếu bạn vẫn chưa thực hiện). 

Ngoài ra, nếu bạn mong muốn cho trẻ được luyện tập nhiều hơn với các phương pháp khoa học và can thiệp ở thời điểm vàng, lựa chọn học cùng giáo viên dạy trẻ đặc biệt tại nhà là một trong những cách mà bạn có thể quan tâm. Điểm đặc biệt của phương pháp này chính là nó sẽ diễn ra hoàn toàn tại nhà của bạn, các bé khi tiếp cận sẽ không có tâm lý khó chịu hay bị kích động với người lạ, bởi đã có bố mẹ ở sau và hỗ trợ cho các bé bất kỳ lúc nào. Khi được điều trị đúng thời điểm cũng như được luyện tập các phản xạ ngôn ngữ thường xuyên, các bé sẽ có thể dần làm quen và biến những phản xạ trong quá trình luyện tập thành thói quen, cùng với đó là sự hỗ trợ và hướng dẫn nhiệt tình của đội ngũ giáo viên chuyên nghiệp và chất lượng đến từ Daykemtainha.vn, tốc độ cải thiện các phản ứng với ngôn ngữ của trẻ cũng sẽ được nâng cao đáng kể.

Thấu hiểu được những khó khăn và đồng cảm với các bậc phụ huynh đang trong quá trình nuôi dưỡng trẻ đặc biệt như tự kỷ, chậm nóiDaykemtainha.vn mong rằng sẽ có thể được đồng hành cùng bố mẹ và các bé vượt qua giai đoạn khó khăn này. Lựa chọn phương pháp học tại nhà cho con có lẽ sẽ còn khá mới mẻ với nhiều người, thế nhưng những ưu điểm mà nó mang lại là điều không thể chối cãi. Thay vì phải đưa các bé đến những trung tâm xa xôi, đối mặt với kẹt xe và khói bụi sẽ không thể tránh khỏi những lần chán chường và khiến các bé khó chịu, giờ đây với phương pháp học này, bạn chỉ cần ngồi tại nhà, truy cập vào danh sách giáo viên và lựa chọn, sau đó đăng ký khóa học phù hợp cho con, vậy là tiết kiệm được thời gian cũng như chi phí hơn đúng không nào? 

Mọi thắc mắc của bạn sẽ đều được giải đáp tận tình ở Daykemtainha.vn. Chỉ cần bạn yên tâm tin tưởng lựa chọn và đăng ký khóa học cho trẻ chậm nói tại nhà của Daykemtainha.vn, chúng tôi chắc chắn sẽ mang lại cho bạn và các bé những trải nghiệm khó quên nhất.

DANH SÁCH GIÁO VIÊN CHO PHỤ HUYNH LỰA CHỌN:

https://www.daykemtainha.vn/gia-su?mon-hoc=t%E1%BB%B1%20k%E1%BB%B7



  • Bài viết khác