CÁCH NHẬN BIẾT TRẺ CHẬM NÓI CHUẨN XÁC NHẤT
(20/07/2021)
Trẻ có thể bắt đầu học nói ở những thời điểm khác nhau sau 1 tuổi. Gần đây, với nhiều lý do, có đến 10% trẻ có thể xuất hiện hiện tượng chậm nói. Nếu vấn đề này được phát hiện và hỗ trợ sớm sẽ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ bình thường. Cùng Daykemtainha.vn tìm hiểu kỹ hơn về dấu hiệu của trẻ chậm nói dưới đây nhé để có thể can thiệp sớm và cải thiện khả năng ngôn ngữ cho các bé nhé.
Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết và phương hướng điều trị kịp thời tình trạng chậm nói, nói ngọng ở trẻ:
Độ tuổi cần chú ý
Trẻ khỏe mạnh bình thường: Sẽ thường bắt đầu học nói khi bé từ 1 tuổi.
Trẻ sinh non: Có thể bắt nhịp trễ hơn lên đến 2 tuổi.
Làm sao để giúp các bé ngăn ngừa chậm nói hoặc cải thiện
Ngoài các vấn đề khiếm khuyết liên quan đến vận động sau: Trẻ phát triển tự kỷ, khiếm khuyết thính giác, cơ hàm phát triển không bình thường hoặc não bộ chậm phát triển, hầu hết các trẻ chậm nói có thể do vài nguyên nhân sau:
Không đủ thời gian giao tiếp với cha mẹ
Không muốn giao tiếp với cha mẹ vì không quan tâm đến giao tiếp. Vấn đề này thường gặp ở các bé "ghiền" các thiết bị điện tử sớm.
Từng trải qua một thời gian bị chia cắt với mẹ quá sớm và đủ lâu ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp.
Điều trị thích hợp
Sự điều trị cần liên quan đến nguyên nhân gây ra. Các bé gặp vấn đề về khiếm khuyết, cần có sự hướng dẫn của chuyên gia chuyên khoa ngữ âm và tâm lý trẻ nhỏ.
Hướng dẫn và khuyến khích bé giao tiếp là được khuyên dành cho các bé chậm nói khác:
Từ khi 4 tháng tuổi, luôn nói với bé khi ôm bé, khi thay tã, cho bé bú, vuốt ve hay mát-xa bé. Bé thích nghe giọng mẹ nói từ độ tuổi này, sau 5 tháng bé thích nghe giọng của cha và mẹ. Và sau 6 tháng bé thích nghe giọng tất cả mọi người. Hãy luôn trò chuyện với bé, và khi nghe bé lặp lại từ đó thì cha mẹ cũng lặp lại từ đó 1-2 lần để cho bé nghe làm theo.
Trước 1 tuổi, bạn thường xuyên nói chuyện với bé, đọc sách của bé và khuyến khích bé phát âm. Từ phát âm có thể ngọng nghịu/khó nghe, bạn cũng giả giọng như vậy để khuyến khích bé nói.
Khi bé được 1 tuổi, bạn dùng từ có phụ âm (b, p, m, n, k) để nói để bé học cách sử dụng phụ âm. Đọc sách có từ lớn, kèm hình ảnh trên mỗi trang là 1 cách tốt để khuyến khích bé nói theo.
Từ 15 -30 tháng: bạn nên hỏi bé những câu hỏi khi đọc truyện cho bé nghe, để bé có thời gian suy nghĩ (khoảng 10 giây) để trả lời. Hoặc có thể nói câu cầu khiến như "nhặt gấu Teddy lên", "mẹ đóng cửa sổ " hoặc "đến giờ ngủ rồi". Đừng quá lo lắng hay cảm thấy stress khi bé không muốn lặp lại, hoặc không nói. Đơn giản là bé chưa biết cách nói như thế nào, bé sẽ phải học hỏi nhiều lần và bắt chước rất nhiều lần để có thể ghép 2-3 từ với nhau.
Trước 1 tuổi, bạn có thể nói ngọng như bé cho bé thích thú những từ bé cố phát âm được.
VD: Trước 1 tuổi, bé nói "be", và chỉ vào hình em bé và bạn cũng nói "be", để bé hứng thú lặp lại. Nhưng sau 1 tuổi, bạn chỉ vào hình và nói là "bé".
Nhưng, khi bé từ 1 tuổi, bạn tránh "nhại lại" những từ ngọng nghịu của bé hoặc nói bé nói sai, mà chỉ đơn giản nói lại từ đó với phát âm đúng là được, nên phát âm đúng trở lại. Thời điểm này, bé cần bắt chước chính xác các âm của 1 từ sẽ phát âm như thế nào.
Khi chơi với trẻ, kết nối sự tưởng tượng của trẻ với ngôn ngữ. Quan sát trẻ chơi, lắng nghe trẻ nói, sửa âm trẻ và nói lại bằng 1 câu mô tả.
VD: Trẻ có thể nói "xe" (ý bé là xe hơi), bạn có thể lặp lại từ đó, mà thêm ngữ cảnh như "xe bự bành bành". Điều này cũng sẽ gia tăng cơ hội bé sử dụng phụ âm và ghép từ, rất hữu ích cho các bé từ 1.5 tuổi trở lên.
Nói ngọng
Nhiều cha mẹ lo lắng nhiều khi trẻ nói "ngọng". Thực tế nói ngọng bé có thể tự sửa sau khi bé được 4,5 tuổi. Sau 4,5 tuổi nếu bé còn nói ngọng có thể cần hỗ trợ của chuyên gia. Tùy theo mức độ mà sự can thiệp sửa cho bé lâu hay nhanh, nhưng hầu hết các bé đều sửa thành công hoặc chỉ để lại 1 vài âm không thể sửa được (không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng phát âm của bé).
Hỗ trợ khi bé nói ngọng
Khi bé nói ngọng 1 từ nào đó, bạn có thể để bé nói xong từ đó. Sau đó, nói lại cách phát âm đúng của nó. Đừng lo lắng, nếu bé không phát âm lại. Bé có thể chọn cách không nói hoặc không sẵn sàng nói lại. Trong trường hợp này bạn có thể kiên nhẫn đợi 1 dịp khác hoặc dùng 1 trò chơi "nhìn hình đoán chữ". Cho bé xem hình, hỏi từ đó.
Đối với các bé lớn, cha mẹ có thể sửa phát âm sai của bé bằng 1 cái gương, chỉ bé xem cách bạn dùng lưỡi di chuyển như thế nào khi nói từ đó. Sau đó, yêu cầu bé nói lại và dùng lưỡi như bạn với hỗ trợ 1 cái gương để quan sát và sửa. Tránh gây áp lực cho bé lên sự ngọng vì áp lực tâm lý và xấu hổ có thể cản trở việc sửa thành công của bạn.
Khi nhận thấy trẻ có bất kỳ những dấu hiệu cho thấy chứng chậm nói, các bậc phụ huynh trước tiên cũng đừng nên lo lắng quá, mà hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa Nhi để các bác sĩ kiểm tra. Tuỳ theo mức độ chậm nói và độ tuổi của trẻ các bác sĩ sẽ có can thiệp phù hợp để cải thiện tình trạng chậm nói ở trẻ. Tùy theo mức độ chậm nói và độ tuổi của trẻ các bác sĩ sẽ có nhiều hình thức can thiệp khác nhau như tư vấn, hướng dẫn phụ huynh luyện nói cho trẻ. Bố mẹ cần phối hợp với bác sĩ để can thiệp thúc đẩy phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Ngoài ra, nếu bạn mong muốn cho trẻ được luyện tập nhiều hơn với các phương pháp khoa học và can thiệp ở thời điểm vàng, lựa chọn học cùng giáo viên dạy trẻ đặc biệt tại nhà là một trong những cách mà bạn có thể quan tâm. Điểm đặc biệt của phương pháp này chính là nó sẽ diễn ra hoàn toàn tại nhà của bạn, các bé khi tiếp cận sẽ không có tâm lý khó chịu hay bị kích động với người lạ, bởi đã có bố mẹ ở sau và hỗ trợ cho các bé bất kỳ lúc nào. Khi được điều trị đúng thời điểm cũng như được luyện tập các phản xạ ngôn ngữ thường xuyên, các bé sẽ có thể dần làm quen và biến những phản xạ trong quá trình luyện tập thành thói quen, cùng với đó là sự hỗ trợ và hướng dẫn nhiệt tình của đội ngũ giáo viên chuyên nghiệp và chất lượng đến từ Daykemtainha.vn, tốc độ cải thiện các phản ứng với ngôn ngữ của trẻ cũng sẽ được nâng cao đáng kể.
Thấu hiểu được những khó khăn và đồng cảm với các bậc phụ huynh đang trong quá trình nuôi dưỡng trẻ đặc biệt như tự kỷ, chậm nói… Daykemtainha.vn mong rằng sẽ có thể được đồng hành cùng bố mẹ và các bé vượt qua giai đoạn khó khăn này. Lựa chọn phương pháp học tại nhà cho con có lẽ sẽ còn khá mới mẻ với nhiều người, thế nhưng những ưu điểm mà nó mang lại là điều không thể chối cãi. Thay vì phải đưa các bé đến những trung tâm xa xôi, đối mặt với kẹt xe và khói bụi sẽ không thể tránh khỏi những lần chán chường và khiến các bé khó chịu, giờ đây với phương pháp học này, bạn chỉ cần ngồi tại nhà, truy cập vào danh sách giáo viên và lựa chọn, sau đó đăng ký khóa học phù hợp cho con, vậy là tiết kiệm được thời gian cũng như chi phí hơn đúng không nào?
Mọi thắc mắc của bạn sẽ đều được giải đáp tận tình ở Daykemtainha.vn. Chỉ cần bạn yên tâm tin tưởng lựa chọn và đăng ký khóa học cho trẻ chậm nói tại nhà của Daykemtainha.vn, chúng tôi chắc chắn sẽ mang lại cho bạn và các bé những trải nghiệm khó quên nhất.
DANH SÁCH GIÁO VIÊN CHO PHỤ HUYNH LỰA CHỌN:
https://www.daykemtainha.vn/gia-su?mon-hoc=t%E1%BB%B1%20k%E1%BB%B7
- Bài viết khác
- SỚM NHẬN BIẾT CÁC DẬU HIỆU ĐỂ TRÁNH RỐI LOẠN, TRẦM CẢM Ở TRẺ ( 31/05/2022 )
- SỚM NHẬN BIẾT CÁC DẬU HIỆU ĐỂ TRÁNH RỐI LOẠN, TRẦM CẢM Ở TRẺ - P2 ( 31/05/2022 )
- TRẺ CHẬM NÓI HOẶC CHẬM PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ ( 31/05/2022 )
- THIỀN ĐỊNH CÓ GIÀNH CHO TRẺ MẮC HỘI CHỨNG ADHD? ( 05/04/2022 )
- CÁC VẤN ĐỀ GIẤC NGỦ XUẤT HIỆN Ở TRẺ TỰ KỶ - P2 ( 05/04/2022 )
- CÁC VẤN ĐỀ GIẤC NGỦ XUẤT HIỆN Ở TRẺ TỰ KỶ - P1 ( 05/04/2022 )
- ADHD LÀ GÌ? - P3 ( 26/01/2022 )
- ADHD LÀ GÌ? - P2 ( 26/01/2022 )
- ADHD LÀ GÌ? - P1 ( 26/01/2022 )