TRẺ CHẬM PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CẦN ĐƯỢC HỖ TRỢ NHƯ THẾ NÀO?
(08/07/2021)
Việc nhận thấy con yêu có một vài các dấu hiệu của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ khiến bạn lo lắng. Bạn hoang mang không biết liệu tình trạng của con có được cải thiện? Bạn cần phải làm những gì để con có thể phát triển bình thường như bao trẻ khác?
Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ là một trong những tình trạng chậm phát triển phổ biến hiện nay ở trẻ. Cứ 5 trẻ thì sẽ có một trẻ học nói và sử dụng ngôn ngữ chậm hơn các trẻ khác cùng độ tuổi. Một số trẻ còn gặp phải các vấn đề về hành vi vì cảm thấy thất vọng khi không thể diễn tả bằng lời những gì chúng cần hoặc muốn. Hãy cùng Daykemtainha.vn tìm hiểu về vấn đề này ở bài viết dưới đây nhé
Biểu hiện của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ theo từng độ tuổi
Nếu trẻ có biểu hiện không phản ứng lại với âm thanh hay không diễn tả nên lời, bạn cần phải đưa trẻ đến bác sĩ khám. Dưới đây là một số dấu hiệu của trẻ theo từng giai đoạn:
Đối với trẻ 1 tuổi
Biết tìm kiếm và có thể tìm ra nơi phát ra âm thanh
Phản ứng lại khi bạn gọi tên bé
Biết vẫy tay chào tạm biệt khi được yêu cầu
Tìm được ra điểm đích khi nghe mọi người nói: “Nhìn vào (món gì đó) nào con!”
Bắt chước theo ngữ điệu (bé sẽ bập bẹ với ngữ điệu giống như khi chúng ta nói chuyện, có lên giọng và xuống giọng)
Biết “nói chuyện” với bạn, lắng nghe và chú ý đến bạn khi bạn nói chuyện và sau đó bắt đầu bập bẹ phản ứng lại
Biết nói một số từ để gọi bố mẹ hoặc bà như: “papa”, “mama”, “ba”, “ma”, “bà”
Nói được ít nhất một từ. Lúc này, bạn có thể áp dụng một số cách để dạy bé tập nói.
Chỉ vào đồ vật mà bé không với tới hoặc tạo ra âm thanh khi bé đang chỉ tay đến vật đó nhằm gây sự chú ý.
Đối với bé 1 – 2 tuổi
Sở thích của các bé con 1 – 2 tuổi là làm theo những yêu cầu đơn giản. Trước tiên, bé sẽ làm theo khi người lớn vừa nói vừa làm và sau đó bé có thể tự làm khi vừa nghe đến yêu cầu đó.
Đi lấy các đồ vật ở một phòng khác cho bạn
Chỉ vào một vài bộ phận trên cơ thể khi bạn đề nghị
Chỉ bạn hướng mặt tới các đồ vật hay sự kiện vui nhộn mà bé nhìn thấy
Mang đồ vật tới khoe với bạn
Chỉ tay vào các đồ vật và tỏ dấu hiệu để bạn gọi tên chúng
Kêu tên một vài đồ vật thông dụng và hình ảnh khi bạn đề nghị
Thích đóng kịch (ví dụ như giả bộ nấu ăn). Bé sẽ diễn trò với bạn hay với thú nhồi bông hoặc con búp bê yêu thích của bé
Học thêm được 1 từ mới mỗi tuần khi bé được từ 1 tuổi rưỡi cho tới 2 tuổi.
Đối với bé tròn 2 tuổi
Bé biết nhận dạng được nhiều bộ phận cơ thể và đồ vật xung quanh hơn
Chỉ vào các hình vẽ trong sách
Có thể làm theo yêu cầu đơn giản của bố mẹ mà không cần bạn làm mẫu. Chẳng hạn như khi bạn bảo bé: “Đặt cốc lên bàn đi con”, bé sẽ làm theo mà không cần bạn làm mẫu cho bé xem
Có thể nói được khoảng 50 đến 100 từ
Nói được những câu đơn giản như: “Bố đi”, “Búp bê con”, “Đi rồi”…
Nói rõ ràng hơn và người khác (ngoại trừ bố mẹ) có thể hiểu được hầu hết những gì bé nói.
Ngoài ra còn có những dấu hiệu khác mà cha mẹ nên lưu ý gồm:
Không thích được ôm ấp như những đứa trẻ khác
Không cười đáp trả lại bạn
Tỏ ra hờ hững với bố mẹ
Tỏ ra hờ hững với một số âm thanh nhất định. Ví dụ như bé phản ứng lại khi nghe tiếng còi xe, tiếng mèo kêu, tiếng chuông điện thoại nhưng không phản ứng lại khi bạn gọi tên bé
Tỏ ra như thể đang ở trong thế giới chỉ có riêng mình bé
Thích chơi một mình, không thích tiếp xúc với người khác
Không tỏ ra quan tâm hoặc thích thú khi chơi đồ chơi, nhưng lại thích chơi các đồ vật thật trong nhà
Tỏ ra thích thú đặc biệt tới các đồ vật mà các bé khác không mấy quan tâm. Ví dụ như bé thích chơi đèn pin hay bút bi hơn là chơi với thú nhồi bông và nghịch chăn mền
Có thể nói được các chữ cái, số hay bắt chước quảng cáo trên truyền hình nhưng không thể sử dụng ngôn ngữ để diễn tả ý muốn của bé
Không tỏ ra sợ hãi bất cứ điều gì
Sử dụng các từ hay cụm từ không bình thường hoặc lặp lại các từ nghe được trên tivi.
Trẻ bị chậm phát triển ngôn ngữ cần được hỗ trợ như thế nào?
Tình trạng trẻ chậm phát triển ngôn ngữ đôi khi chỉ là tạm thời. Tình trạng này sẽ tự hết hoặc sẽ cải thiện khi trẻ được gia đình hỗ trợ. Bạn nên cố gắng dạy con tập nói và hãy khuyến khích trẻ “nói chuyện” với bạn bằng cử chỉ hoặc âm thanh. Ngoài ra, bạn nên dành nhiều thời gian chơi với trẻ, đọc cho trẻ nghe và trò chuyện với trẻ. Trong một số trường hợp, trẻ sẽ cần tới sự giúp đỡ từ các chuyên gia đào tạo, chuyên gia trị liệu về ngôn ngữ và giao tiếp để học cách thể hiện bằng lời nói.
Đôi khi tình trạng này còn có thể là dấu hiệu cảnh báo về một vấn đề nghiêm trọng hơn bao gồm: nguy cơ mất thính lực, chậm phát triển hoặc thậm chí là rối loạn tự kỷ. Sự chậm phát triển ngôn ngữ của trẻ có thể là một dấu hiệu về mất khả năng học tập. Tuy nhiên, tình trạng này khó phát hiện cho đến khi trẻ đến tuổi đi học. Điều quan trọng là gia đình phải theo dõi được quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ.
Đôi khi bác sĩ sẽ cần thêm thông tin về trẻ trước khi đưa ra kết luận về tình trạng của trẻ. Thông thường các bác sĩ sẽ:
Hỏi bạn một số câu hỏi hoặc yêu cầu bạn điền vào một bảng câu hỏi
Tương tác với trẻ theo những cách khác nhau để tìm hiểu thêm về sự phát triển của trẻ
Đề xuất kiểm tra thính lực cho trẻ và giới thiệu bạn đưa trẻ tới chuyên gia ngôn ngữ để trẻ được kiểm tra. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ đánh giá khả năng thể hiện ngôn ngữ của trẻ và khả năng hiểu được các lời nói, cử chỉ từ người khác
Đưa ra đánh giá tình trạng của trẻ thông qua các phương pháp can thiệp sớm.
Bố mẹ cần làm gì khi trẻ bị chậm phát triển ngôn ngữ?
Nếu nguyên nhân của việc trẻ chậm phát triển ngôn ngữ là do hội chứng tự kỉ ở trẻ, con bạn cũng sẽ gặp khó khăn trong quá trình tương tác với người khác và có thể thể hiện một số hoặc tất cả các hành vi liên quan được liệt kê ở trên. Nếu lo lắng trẻ có thể bị mắc phải hội chứng này, bạn có thể dẫn trẻ đến bác sĩ chuyên khoa để được đánh giá và tiến hành điều trị. Có thể các chuyên gia sẽ đề nghị bạn cho trẻ tiến hành trị liệu ngôn ngữ và đề xuất những phương pháp khác để cải thiện kỹ năng xã hội, hành vi và mong muốn giao tiếp ở trẻ.
Bạn nên tìm tới các biện pháp can thiệp sớm để xác định tình trạng trẻ chậm phát triển ngôn ngữ là do đâu. Các chuyên viên y tế có thể tiến hành các đánh giá bổ sung và trấn an bạn nếu biểu hiện của trẻ là bình thường hay cho biết các phương pháp can thiệp sớm là cần thiết ở trường hợp của trẻ, ngay khi không có chẩn đoán trước đó. Nếu bé yêu chưa được 3 tuổi, bạn cần đưa bé đến bác sĩ để được hỗ trợ. Nó có thể bao gồm huấn luyện và hỗ trợ cho phụ huynh, điều trị trực tiếp và các thiết bị đặc biệt được sử dụng.
Bố mẹ không nên quá lo lắng khi phát hiện con có các dấu hiệu trẻ chậm phát triển ngôn ngữ. Bạn cần quan tâm bé nhiều hơn và nên tích cực phối hợp với bác sĩ điều trị của bé. Điều này sẽ giúp quá trình điều trị có hiệu quả nhanh hơn.
Đến với Daykemtainha.vn, chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các bạn hết mình thông qua phương pháp dạy trẻ chậm nói tại nhà. Bằng cách đăng ký cho con khóa học này, các bố mẹ hoàn toàn có thể yên tâm tin tưởng khi được quan sát và theo dõi quá trình điều trị của con, giúp con trẻ cảm thấy thoải mái trong chính căn nhà của mình. Bên cạnh đó, những thắc mắc của các bạn về mọi vấn đề của trẻ như chậm nói, tự kỷ, chế độ dinh dưỡng hợp lý hay thời gian luyện tập cho con… đều sẽ được giáo viên của trung tâm giải đáp kỹ càng. Daykemtainha.vn luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình cho gia đình bạn, đặc biệt là những trẻ em đặc biệt, giúp can thiệp sớm và mở ra một tương lai tươi sáng hơn cho các bé.
Hơn hết, nếu bạn không phải là một người khá bận hay bạn không thể thực hiện việc tổng hợp thông tin chính xác và có cái nhìn toàn vẹn về căn bệnh đặc biệt của trẻ, hãy yên tâm nhường lại phần việc khó khăn này cho các giáo viên dạy trẻ đặc biệt tại nhà đảm nhiệm bạn nhé. Daykemtainha.vn hy vọng phương pháp dạy và học đặc biệt tại nhà này sẽ phần nào giúp quý cha mẹ có thể đến gần hơn với các bé con nhà mình, xóa bỏ rào cản bấy lâu vẫn tồn tại giữa những tâm hồn găng tìm sự đồng điệu. Kết nối đến trái tim của trẻ là chuyện không đơn giản, nhưng nếu chúng ta cùng nhau nỗ lực, Daykemtainha.vn tin chắc rằng các bé sẽ sớm nhìn thấy được tấm lòng và tình yêu thương mà mọi người xung quanh dành cho bé. Cùng trẻ học tại nhà sẽ là một môi trường thuận lợi để mang lại cho các bé cảm giác an toàn và thoải mái. Việc tiếp nhận các phương pháp điều trị và dạy học từ cả bác sĩ chuyên khoa lẫn giáo viên đã được nghiên cứu qua nhiều năm của bé cũng sẽ được trung tâm thiết kế một cách kỹ càng và tỉ mỉ, từ đó giúp hiệu suất của buổi học đạt được một cách tốt nhất.
Luôn cố gắng hết sức để được đồng hành cùng cha mẹ và các con trên hành trình tìm đến hạnh phúc, đội ngũ giáo viên dạy trẻ đặc biệt tại nhà của Daykemtainha.vn luôn giữ vững niềm tin suốt 10 năm qua rằng, với trình độ chuyên môn được đào tạo tốt, các giáo viên sẽ là người bạn hỗ trợ bạn đắc lực trong việc tìm ra phương pháp tiếp cận và can thiệp trẻ tự kỷ một cách phù hợp nhất. Chính vì thế, quý phụ huynh sẽ hoàn toàn yên tâm khi để con học cùng gia sư của Daykemtainha.vn. Qua nhiều năm thành lập, chúng tôi hiểu rõ được tâm tư nguyện vọng của những bậc cha mẹ chẳng may con bị tự kỷ, một người gia sư uy tín, chất lượng chính là điều cần thiết nhất ngay lúc này. Hãy liên hệ với Daykemtainha.vn để được tư vấn giáo dục cho trẻ tự kỷ và chọn ra gia sư phù hợp nhất cho con bạn.
DANH SÁCH GIÁO VIÊN CHO PHỤ HUYNH LỰA CHỌN:
https://www.daykemtainha.vn/gia-su?mon-hoc=t%E1%BB%B1%20k%E1%BB%B7
- Bài viết khác
- SỚM NHẬN BIẾT CÁC DẬU HIỆU ĐỂ TRÁNH RỐI LOẠN, TRẦM CẢM Ở TRẺ ( 31/05/2022 )
- SỚM NHẬN BIẾT CÁC DẬU HIỆU ĐỂ TRÁNH RỐI LOẠN, TRẦM CẢM Ở TRẺ - P2 ( 31/05/2022 )
- TRẺ CHẬM NÓI HOẶC CHẬM PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ ( 31/05/2022 )
- THIỀN ĐỊNH CÓ GIÀNH CHO TRẺ MẮC HỘI CHỨNG ADHD? ( 05/04/2022 )
- CÁC VẤN ĐỀ GIẤC NGỦ XUẤT HIỆN Ở TRẺ TỰ KỶ - P2 ( 05/04/2022 )
- CÁC VẤN ĐỀ GIẤC NGỦ XUẤT HIỆN Ở TRẺ TỰ KỶ - P1 ( 05/04/2022 )
- ADHD LÀ GÌ? - P3 ( 26/01/2022 )
- ADHD LÀ GÌ? - P2 ( 26/01/2022 )
- ADHD LÀ GÌ? - P1 ( 26/01/2022 )