HỆ THỐNG WEBSITE VÀ ỨNG DỤNG daykemtainha.vn

3 NGUYÊN LÝ CƠ BẢN ĐỂ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Ở TRẺ CHẬM NÓI

(28/06/2021)

Dạy trẻ nói tại nhà không cần thiết là phải ngồi vào bàn, phải học… nhưng là dạy con thông qua các tình huống thường ngày, ngay cả trong các hoạt động bình thường, khi thấy trẻ có vẻ muốn hỏi (đưa mắt nhìn) ta nên nói cho trẻ biết công việc mình đang làm, không nên đáp ứng mọi nhu cầu của con quá sớm, nhưng lắng nghe và chờ đợi con thể hiện ra, người lớn mới hướng dẫn con thực hiện. Cùng Daykemtainha.vn tìm hiểu về những nguyên lý cơ bản để giúp trẻ chậm nói phát triển ngôn ngữ dưới đây nhé.

Chúng ta hiểu rằng những khó khăn, hạn chế trong khả năng tiếp nhận ngôn ngữ của trẻ là do trẻ chưa có:

Khả năng chú ý, đây là yếu tố hầu hết các trẻ chậm nói đều kém.

Khả năng hiểu rõ những lời nói mà ta nói với trẻ

Khả năng hình dung những hình ảnh cụ thể mà trẻ có thể biết.

Vì thế, trước khi bắt tay vào việc tập nói cho trẻ , ta cần phải tập cho trẻ có được sự tập trung, có khả năng nghe được những âm – từ rõ ràng do ta phát ra , và hiểu biết ý nghĩa, công năng của những vật mà ta nói đến. Các điều này cần kết hợp với sở thích, thói quen và sự vui vẻ trong giao tiếp với người khác.


3 nguyên lý cơ bản để phát triển ngôn ngữ:

Khích lệ phát âm: Khi biết trẻ có ý định giao tiếp ta khuyến khích và chờ đợi để trẻ có thể phát ra một âm bất kỳ. Dần dần sẽ điều chỉnh cho rõ nghĩa hơn.

Chấp nhận phản ứng bằng hành động: Khi trẻ chỉ có phản ứng mà không phát âm, ta cố gắng giúp trẻ chủ động hơn. Nếu trẻ tỏ ra không biết hay không muốn giao tiếp, ta cần có những tác động kích thích (ôm ấp, vỗ về, hỏi han, cười, nhìn trẻ) .

Không bắt ép hay trêu chọc để trẻ phải nói: Trẻ có thể có những phản ứng đồng ý hay không đồng ý, đôi khi chúng ta cần có những tác động để trẻ phản đối (lấy đồ chơi, bắt trẻ ngưng làm điều mà trẻ thích) nhưng là để quan sát cách phản đối được biểu lộ bằng hành vi hay ngôn ngữ chứ không nên kéo dài, hay trêu chọc để trẻ phải phản ứng mạnh hơn.

Các yếu tố cần lưu ý khi tiến hành các hoạt động tương tác với trẻ :

*Kỹ năng tham gia trò chơi: Trẻ có thể tham gia chơi trước khi biết dùng từ ngữ. Để được như vậy, trẻ phải được tập và khuyến khích khả năng chú ý vào trò chơi.

* Sự luân phiên: Đàm thoại là một quá trình tương tác 2 chiều : lắng nghe và chờ đợi. Hãy thông qua trò chơi và các hoạt động trong nhà, tạo ra sự luân phiên cùng nhau thực hiện các hoạt động của trò chơi.

* Bắt chước: Trò chơi bắt chước góp phần to lớn trong việc học những âm thanh mới Phần lớn các em bé thích thú bắt chước. Hoạt động bắt chước nên được khuyến khích qua hành động trước khi tập cho bé biết bắt chước lời nói.


* Sử dụng âm thanh và điệu bộ cho những mục đích khác nhau: Âm thanh và cử chỉ có thể được sử dụng để “ chào” hay ‘tạm biệt”, để đòi hỏi các vật ngoài tầm tay của trẻ, đòi hỏi sự giúp đỡ, chia sẻ thông tin, để bỏ thức ăn, đồ chơi… mà trẻ không thích.

* Sự hiểu biết: Trẻ chưa biết nói có thể hiểu những từ mô tả con người, đồ vật, hành động, hiện tượng chung quanh.

Trong việc dạy trẻ, cần kết hợp giữa SỰ VUI THÍCH và YÊU CẦU. Nếu muốn trẻ học tốt, trẻ phải có sự vui thích trong khi học, vì vậy việc hướng dẫn từ ngữ nên thông qua các trò chơi để tạo hứng thú cho trẻ tập nói.

CÁC NGUYÊN TẮC GIÚP TRẺ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ

Trẻ  cần  học những kỹ năng mới một cách chậm rãi, những kỹ năng này bao gồm nhiều bước nhỏ, có trẻ học nhanh, có trẻ học chậm qua từng bước, không nôn nóng..

Mỗi chương trình “học” đều cần được cá nhân hoá để phù hợp với từng trẻ và gia đình. Điều quan trọng là con được dạy những điều thích hợp đúng lúc, đúng chỗ. 


Chữa trị cho trẻ đặc biệt như trẻ chậm nói, trẻ tự kỷ, trẻ tăng động,.. có lẽ vẫn là nỗi băn khoăn và lo lắng của nhiều bậc phụ huynh, bởi hiện nay trên thế giới vẫn chưa hề có những phương pháp giúp điều trị hoàn toàn. Thế nhưng các chuyên gia đã nghiên cứu và tìm ra những phương pháp giúp bố mẹ can thiệp cho con một cách tích cực, từ đó phần nào giúp con cải thiện các kỹ năng cơ bản để sớm hòa nhập với môi trường xung quanh. Đây là một hành trình vất vả và lâu dài đòi hỏi ở các bố mẹ sự kiên trì nhất định để giúp con vượt qua giai đoạn khó khăn này. Thấu hiểu được những vất vả mà bạn đang phải đối mặt, Daykemtainha.vn với mong muốn có thể hỗ trợ và giúp giảm một phần khó khăn, gánh nặng cho các bố mẹ có con trẻ mắc chứng tự kỷ, chậm nói… nay đã và đang mang đến phương pháp can thiệp trẻ đặc biệt nhờ các giáo viên dạy trẻ đặc biệt tại nhà. Tại Daykemtainha.vn, sau quá trình đánh giá tâm lý phát triển cho học sinh, các giáo viên sẽ định hướng và tập huấn cho từng phụ huynh cũng như đưa ra các bài tập cụ thể để cha mẹ tự dạy con tại nhà.

Với nhiều năm được đào tạo chuyên nghiệp và bài bản, cùng đó là tấm lòng yêu mến trẻ thơ, sẵn sàng cùng trẻ vượt qua giai đoạn đặc biệt này, đội ngũ giáo viên dạy trẻ đặc biệt tại nhà của Daykemtainha.vn chắc chắn sẽ không làm các bậc phụ huynh thất vọng bởi thái độ làm việc chất lượng và uy tín của mình. Với các kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm giảng dạy thực tiễn, các giáo viên sẽ kết hợp khéo léo giữa việc điều trị từ bác sĩ cùng phương pháp tiếp nhận phù hợp từ các giáo viên, từ đó giúp các bé tiếp nhận phương pháp điều trị một cách tốt nhất.

Daykemtainha.vn với đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm đến từ các trường đại học chuyên ngành Tâm lý hay Giáo dục đặc biệt cùng tình yêu và sự ân cần dành cho trẻ sẽ áp dụng các phương pháp can thiệp đầy nhân văn và tôn trọng trẻ. Các giáo viên dạy trẻ đặc biệt tại nhà sẽ đến tận nhà để cùng bạn giúp bé mở lòng tiếp nhận thế giới xung quanh. Bạn sẽ không còn phải băn khoăn lo lắng xem phải làm thế nào? Bắt đầu từ đâu? Cho trẻ học ở đâu?,... Dù mất khoảng thời gian không ngắn nhưng các giáo viên của trung tâm sẽ kiên trì cùng bạn và bé cố gắng. Hãy để chúng tôi đồng hành cùng bạn!

DANH SÁCH GIÁO VIÊN CHO PHỤ HUYNH LỰA CHỌN:

https://www.daykemtainha.vn/gia-su?mon-hoc=t%E1%BB%B1%20k%E1%BB%B7



  • Bài viết khác