NGUYÊN TẮC GIÚP TRẺ CHẬM NÓI GIAO TIẾP HIỆU QUẢ
(28/06/2021)
Trẻ chậm nói là tình trạng khá phổ biến hiện nay, khiến cha mẹ có nhiều lo lắng bởi ngôn ngữ là phương tiện giúp trẻ giao tiếp, biểu đạt nhu cầu, cảm xúc của mình. Trẻ có thể chỉ chậm nói đơn thuần, không có gì quá lo ngại nhưng chậm nói cũng có thể do mất thính giác hoặc các rối loạn phát triển, các vấn đề về thần kinh tiềm ẩn. Cùng tìm hiểu về nguyên tắc giúp trẻ chậm nói giao tiếp dưới đây của Daykemtainha.vn nhé.
Chậm nói là Tình trạng chưa có âm và lời nói hay chỉ là những âm, những từ rời rạc vô nghĩa. Có 2 tình trạng khác nhau :
Chậm nói bẩm sinh có trong các dạng trẻ đặc biệt, với nhiều mức độ khác nhau .
Chậm nói đơn thuần : Trẻ không có cơ hội giao tiếp và thường xuyên xem TV, xem DVD nên mất khả năng nói.
Ngôn ngữ cũng không chỉ là những tiếng nói phát ra, mà nó có hai yếu tố:
Ngôn ngữ tiếp nhận ở đứa trẻ, còn gọi là ngôn ngữ nghe và hiểu.
Ngôn ngữ đáp ứng là cách mà trẻ bày tỏ để trình bày một thông điệp.
Đa phần trẻ có được ngôn ngữ tiếp nhận hay nhận biết mà không có ngôn ngữ đáp ứng. Như vậy sự giao tiếp bao gồm các yếu tố sau :
– Nghe và hiểu tiếng nói.
– Có khả năng đáp ứng tiếng nói của người khác.
– Có sự trao đổi qua lại bằng lời nói hay dấu hiệu.
Vì thế việc tập giao tiếp hay tập nói, không chỉ là tập cho trẻ có thể nói ra bằng tiếng nói mà còn có thể hiểu được lời nói của người khác và đáp ứng đúng với tình huống bằng lời , nét mặt hay cử chỉ
Như vậy, khả năng giao tiếp của trẻ được hiểu là :
Đáp ứng nhu cầu của cơ thể ( ăn, uống.. ) của tâm lý ( chơi, đòi hỏi) của cảm xúc ( yêu thích, ganh tị, ghen ghét .. )
Diễn đạt ý muốn thông qua cử chỉ điệu bộ có sự kết hợp với lời nói.
Biết trao đổi luân phiên. – lắng nghe, hiểu, phản ứng ..
Trẻ cần HIỂU ngôn ngữ tiếp nhận, trước khi BIẾT dùng ngôn ngữ đáp ứng để cho người khác hiểu ý muốn của mình. Trẻ hay quậy phá, kêu khóc là vì không diễn đạt cho người khác hiểu được ý muốn của mình .
Để giúp trẻ HIỂU được các thông điệp bằng lời nói, nét mặt và cử chỉ của người lớn, khi giao tiếp với trẻ chúng ta không nên :
Nói nhiều, nhanh hay nói một câu dài .
Nói mà không diễn tả bằng cử chỉ – nét mặt với các biểu cảm cụ thế !
Nói kiểu nói ngọng, nói lái ..đặc biệt là nói với nghĩa bóng.
Những nguyên tắc chính trong việc tập cho trẻ khả năng giao tiếp là :
Tập cho trẻ biết chú ý lắng nghe .
Tập cho trẻ biết Bắt chước:
Tập cho trẻ biết sự luân phiên : … )
Tập cho trẻ trong môi trường tự nhiên:
NGUYÊN TẮC TẠO SỰ CHÚ Ý:
Chú ý là nền tảng cho mọi hoạt động từ giao tiếp đến phát triển kỹ năng cá nhân. Vì thế, bước đi đầu tiên khi tập nói cho trẻ là phải hình thành khả năng chú ý.
Trẻ chỉ chú ý đến những gì mà chúng Quan tâm với sự Hứng Thú hay phù hợp với nhu cầu của mình. Vì vậy, biện pháp hiệu quả có thể gây hứng thú, quan tâm và đáp ứng nhu cầu của trẻ chính là hoạt động VUI CHƠI.
Vui chơi không phải là những hoạt động vô nghĩa theo kiểu nghịch phá với các món đồ chơi mua ngoài chợ, mà đó là những kỹ thuật được tác động một cách khéo léo với các mục đích cụ thể nhằm thu hút sự chú ý của trẻ, để từ đó hướng trẻ vào các mục tiêu của hoạt động giao tiếp.
Các yếu tố tạo nên khả năng tập trung chú ý :
Tự do : Trẻ phải được tự do trong việc chọn lựa, tìm kiếm và sử dụng các món đồ chơi trong tầm tay, từ đó mới có hứng thú.
Tự ý : Trẻ được tùy ý sử dụng kể cả việc ném hay đưa lên miệng cắn các món đồ vật trong tay để dần dần tạo được sự quan tâm đến các món đồ đó.
Tự chủ : Trẻ được vận động cơ thể một cách thoải mái, không bị ngăn cản vì vậy cần có một không gian an toàn với các công cụ phù hợp.
Để giúp trẻ có thể tập trung hơn vào các công cụ chúng ta cần :
Có một không gian phù hợp không rộng quá hay bó hẹp trong góc can thiệp.
Không quá nhiều đồ chơi trước mắt, bầy biện hỗn độn mà chỉ một số món phù hợp với năng lực và độ tuổi của trẻ.
Không ồn ào với nhiều âm thanh, nhạc hay tiếng ồn làm trẻ chia trí, cũng không quá nhiều lời nhắc nhở, hướng dẫn hay yêu cầu của người lớn.
Để tạo sự chú ý của trẻ vào các đồ vật cho hoạt động tương tác, chúng ta cần để ý :
Theo sở thích : Lưu ý những món đồ chơi mà trẻ ưa thích , để dùng nó làm vật thu hút sự chú ý của trẻ.
Theo nhu cầu : Lưu ý đến các nhu cầu thể chất ( ăn/uống ) và tinh thần ( Sự an toàn, thoải mái ).
Theo thói quen : Lưu ý đến các thói quen như thuận tay trái, tìm kiếm các món đồ chơi quen thuộc, có những hành vi lập đi lập lại với một số món đồ chơi.
Trẻ tự kỷ, chậm nói hay chậm phát triển tư duy không chỉ cần được dạy về cách tập nói mà còn phải được quan tâm chăm sóc về nhiều mặt. Vì vậy, bố mẹ cần tìm hiểu thật kỹ về tình trạng của con cũng như những biện pháp hỗ trợ bé. Để tìm hiểu thêm về trẻ đặc biệt, bạn có thể tham khảo ở những bài viết của Daykemtainha.vn
Để giúp các bé mắc các bệnh đặc biệt này khám phá thế giới, cả bé lẫn bố mẹ đều cần phải kiên nhẫn rất nhiều. Trung tâm hy vọng những bí quyết này có thể giúp con bạn nói chuyện và giao tiếp tốt hơn với thế giới bên ngoài. Điều quan trọng nhất bạn cần nhớ chính là luôn tin tưởng và ở bên cạnh động viên bé, điều này sẽ tạo nên nhiều động lực để bé tương tác với thế giới bên ngoài hơn. Bên cạnh đó, để có thể giúp con hồi phục nhanh chóng, đã có Daykemtainha.vn chuyên mang đến những lớp học dành cho trẻ em đặc biệt tại nhà. Với đội ngũ giáo viên dạy trẻ đặc biệt tại nhà chất lượng và uy tín, chúng tôi chắc chắn sẽ mang lại cho các bé cảm giác an toàn và buổi học thú vị, hiệu quả. Đồng hành cùng cha mẹ để giúp các con mình vượt qua giai đoạn khó khăn chính là một trong những mục tiêu hàng đầu mà trung tâm chúng tôi luôn theo đuổi.
Đội ngũ giáo viên dạy trẻ đặc biệt tại nhà chúng tôi tin rằng, với sự tận tụy và hết mình sẽ có thể mang đến cho con trẻ những cảm xúc mới lạ và tìm lại được sự hứng thú với cuộc sống quanh mình. Nếu bạn là người bận rộn với công việc thì phương pháp cho con học tại nhà sẽ rất hữu hiệu và tiết kiệm thời gian cũng như công sức. Đừng ngần ngại liên hệ về trung tâm để chúng tôi có thể chia sẻ khó khăn cùng bạn.
DANH SÁCH GIÁO VIÊN CHO PHỤ HUYNH LỰA CHỌN:
https://www.daykemtainha.vn/gia-su?mon-hoc=t%E1%BB%B1%20k%E1%BB%B7
- Bài viết khác
- SỚM NHẬN BIẾT CÁC DẬU HIỆU ĐỂ TRÁNH RỐI LOẠN, TRẦM CẢM Ở TRẺ ( 31/05/2022 )
- SỚM NHẬN BIẾT CÁC DẬU HIỆU ĐỂ TRÁNH RỐI LOẠN, TRẦM CẢM Ở TRẺ - P2 ( 31/05/2022 )
- TRẺ CHẬM NÓI HOẶC CHẬM PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ ( 31/05/2022 )
- THIỀN ĐỊNH CÓ GIÀNH CHO TRẺ MẮC HỘI CHỨNG ADHD? ( 05/04/2022 )
- CÁC VẤN ĐỀ GIẤC NGỦ XUẤT HIỆN Ở TRẺ TỰ KỶ - P2 ( 05/04/2022 )
- CÁC VẤN ĐỀ GIẤC NGỦ XUẤT HIỆN Ở TRẺ TỰ KỶ - P1 ( 05/04/2022 )
- ADHD LÀ GÌ? - P3 ( 26/01/2022 )
- ADHD LÀ GÌ? - P2 ( 26/01/2022 )
- ADHD LÀ GÌ? - P1 ( 26/01/2022 )