HỆ THỐNG WEBSITE VÀ ỨNG DỤNG daykemtainha.vn

TRẺ CHẬM NÓI LIỆU CÓ KÉM THÔNG MINH?

(25/06/2021)

“Trẻ chậm nói có kém thông minh không?” là băn khoăn của nhiều gia đình khi có con chậm nói. Thực chất, trẻ nói sớm hay muộn không phải là thước đo để đánh giá sự thông minh của trẻ mà nó chỉ thể hiện rằng trẻ đang phát triển hơi khác hơn so với những bạn cùng tuổi. Cùng tìm hiểu vấn đề này qua bài viết sau đây của Daykemtainha.vn nhé

Trẻ chậm nói có kém thông minh?

Theo thống kê, chậm nói và chậm phát triển ngôn ngữ là tình trạng khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Một báo cáo không đầy đủ cho thấy, cứ 10 trẻ thì có 1 trẻ chậm nói, và trong hầu hết các trường hợp trẻ hoàn toàn bình thường.

Thực tế, các mẹ cũng thấy rằng, mỗi một đứa trẻ có một mốc phát triển khác nhau. Có những trẻ chậm nói nhưng khả năng nghe hiểu vẫn tốt, thậm chí nổi bật ở một vài lĩnh vực như âm nhạc, khoa học… Vậy thì, câu hỏi trẻ chậm nói có kém thông minh không rất khó để trả lời.

Tuy nhiên, với trẻ chậm nói do tự kỷ hay các rối loạn phát triển, khả năng tư duy sẽ kém hơn các bạn cùng tuổi. Điều này hoàn toàn dễ hiểu bởi quá trình hình thành lời nói ở các trẻ rối loạn đã gặp vấn đề.


Biện pháp cải thiện tình trạng trẻ chậm nói

Trẻ phát triển ngôn ngữ nhanh hay chậm phụ thuộc rất nhiều yếu tố, bao gồm: sự phát triển của não bộ, môi trường sống hay cách nuôi dạy của cha mẹ. Do đó, để cải thiện tình trạng trẻ chậm nói, phụ huynh cần thay đổi các phương pháp liên tục nhằm cải thiện vấn đề cho con.

Tạo môi trường nói

Môi trường nói là điều kiện tiên quyết trong việc hình thành ngôn ngữ của trẻ. Trong quá trình dạy trẻ tập nói, cha mẹ nên tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với mọi người xung quanh, giúp trẻ mở rộng vốn từ vựng, tăng khả năng nói, sử dụng ngôn ngữ để biểu đạt suy nghĩ và mong muốn của bản thân.

Trò chuyện thường xuyên với trẻ

Trong quá trình chăm sóc và nuôi dạy trẻ chậm nói, trò chuyện thường xuyên là chìa khóa then chốt giúp trẻ học nói nhanh hơn. Thông qua những cuộc nói chuyện, trẻ sẽ có thêm từ mới, làm giàu vốn từ vựng, đồng thời cải thiện khả năng tương tác và giao tiếp.

Đọc sách mỗi ngày

Sách là liều thuốc thần kỳ với trẻ chậm nói. Thông qua sách, trẻ sẽ học được nhiều từ mới và cách mà mọi người trò chuyện với nhau. Bạn nên chọn những cuốn sách có hình ảnh và màu sắc tươi sáng, phù hợp với độ tuổi để trẻ cảm thấy thích thú hơn. Mỗi ngày chỉ cần dành 30 phút đọc sách cho con nghe, bạn sẽ sớm nhận thấy sự thay đổi ở khía cạnh ngôn ngữ của con.


Dạy trẻ tập hát

Không có gì đơn giản hơn việc hát những bài hát vui nhộn mà vẫn có thể tăng khả năng nói cho trẻ. Những ngôn từ mới mẻ kết hợp với hình tượng sinh động và giai điệu vui tươi, nhẹ nhàng trong các bài hát thiếu nhi, chắc chắn sẽ kích thích sự tò mò, mang lại cảm giác vui vẻ cho trẻ. Từ đó, tăng cảm giác hứng thú, ham học hỏi và tăng khả năng ghi nhớ của trẻ.

Lưu ý khi dạy trẻ chậm nói

Dạy trẻ chậm nói là công việc đòi hỏi sự kiên trì, thường xuyên và cũng luôn tuân thủ những nguyên tắc nhất định. Sau đây là một số lưu ý khi dạy trẻ chậm nói để đạt kết quả tốt nhất:

Thống nhất cách nói chuyện

Nguyên tắc đầu tiên khi dạy trẻ chậm nói là phải thống nhất cách nói chuyện giữa các thành viên trong gia đình với trẻ. Việc này tạo ra một môi trường “thuần”, ít xáo nhiễu, giúp trẻ dễ thích nghi và hạn chế tình trạng học nói theo nhiều kiểu khác nhau.

Hạn chế các thiết bị điện tử

Đây là một lưu ý đặc biệt quan trọng nếu bạn muốn dạy trẻ chậm nói hiệu quả. Những chương trình thiếu nhi hiện nay thường xen lẫn nhiều thứ tiếng, dẫn đến việc trẻ học nói một cách rời rạc, chắp vá, nghiêm trọng hơn là rối loạn phát triển ngôn ngữ. Nếu cho trẻ xem tivi, hãy cùng trẻ chỉ và gọi tên các hình ảnh, hoạt động nhìn thấy trên tivi để cùng hướng trẻ giao tiếp và tương tác với mình. Mặt khác cần điều độ và phân bố thời gian hợp lý.

Sử dụng ngôn ngữ cơ thể

Nếu trẻ chậm nói do khả năng nghe kém, ngôn ngữ cơ thể là một giải pháp thay thế. Bạn có thể giúp trẻ bày tỏ mong muốn, nhu cầu của mình thông qua các cử chỉ, biểu hiện trên nét mặt.

Ví dụ khi ăn, bạn cần hướng dẫn trẻ chỉ vào đồ vật thể hiện mong muốn, nhu cầu của con trước, sau đó mới đáp ứng cho con. Việc đáp ứng trẻ ngay lập tức sẽ khiến hành vi không phù hợp ở trẻ được củng cố, thậm chí hạn chế sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ.

Giao tiếp ngang tầm mắt

Khi giao tiếp với trẻ, hãy gọi tên và yêu cầu trẻ nhìn vào mắt bạn. Thể hiện hoạt động này thường xuyên giúp con ghi nhớ và khắc sâu được hoạt động giao tiếp, từ đó tạo ra những phản ứng tích cực.


Nói đơn giản, dễ hiểu, chậm và rõ ràng

Một nguyên tắc quan trọng khi dạy trẻ chậm nói bạn cần nhớ, đó là nên sử dụng từ ngữ đơn giản, dễ hiểu, chậm và rõ ràng. Ví dụ, khi bạn muốn yêu cầu trẻ lấy giúp mình cái cốc, hãy cố gắng nói từng từ thật chậm rãi, rõ tiếng: “Lấy/cho mẹ/cái/cốc.”,… Hoạt động này giúp trẻ khắc sâu được lời nói và thực hiện yêu cầu một cách tốt nhất.

Cho trẻ thêm thời gian

Khi dạy trẻ tập nói, hãy chờ đợi trong 5-10s, nếu trẻ không thực hiện được, hãy làm mẫu giúp trẻ. Lặp lại nhiều lần trong các tình huống và yêu cầu khác nhau. Vì quá nóng vội nên không ít bố mẹ có xu hướng nói liên tục và nói hết phần của con. Tuy nhiên, khi đưa ra yêu cầu, cần nói chậm và chờ đợi con với ánh mắt khích lệ và khuyến khích con thực hiện. Thường xuyên chờ đợi và khích lệ giúp con ý thức và phát triển tốt hơn các phản ứng ngôn ngữ.

Trên đây là những cách can thiệp khi trẻ chậm nói mà các bậc cha mẹ nên tìm hiểu rõ ràng để có thể phát hiện sớm và điều trị cho con một cách tích cực. Bên cạnh đó, với những trẻ em có tâm lý đặc biệt và khó tiếp nhận các khả năng của một trẻ em bình thường, các phương pháp giáo dục của chúng ta cũng đòi hỏi sự khác biệt nhất định. Thế nhưng làm sao để đảm bảo rằng bạn đã đi đúng hướng và tiếp cận với con trẻ thật sự tốt nhất hay chưa? Daykemtainha.vn là nơi sẽ bảo đảm giúp các bạn xua tan nỗi lo lắng trên.

Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục, đặc biệt là giáo dục cho những bé đặc biệt với các hội chứng như tự kỷ, trầm cảm, tiếp thu chậm,... Daykemtainha.vn luôn nỗ lực hết mình với hy vọng có thể cùng san sẻ một phần khó khăn với các quý cha mẹ khi không thể cùng con trẻ tiếp xúc một cách bình thường nhất. Hiểu được những băn khoăn lo lắng cho con, cho gia đình của bạn, đội ngũ giáo viên dạy trẻ đặc biệt của trung tâm đã nghiên cứu các phương pháp giảng dạy tối ưu nhất để giúp các bé có thể đến gần hơn với ý nghĩa cuộc sống thật sự.

Đặc biệt hơn, các buổi dạy và học giữa giáo viên và con trẻ sẽ được diễn ra ngay tại nhà, đồng nghĩa với việc các bậc phụ huynh hoàn toàn có thể yên tâm về sự an toàn của con trẻ, cũng như có thể cùng con đồng hành trong suốt quá trình học, giúp gắn kết tình yêu thương giữa các thành viên với nhau hơn. Không những vậy, dạy trẻ em đặc biệt tại nhà sẽ giúp cho trẻ giữ được trạng thái bình tĩnh và thoải mái nhất, tránh kích động và làm ảnh hưởng đến tâm lý sợ hãi của trẻ, từ đó giúp cho việc tiếp thu của trẻ diễn ra tốt đẹp hơn và giúp việc điều trị đạt được diễn biến tích cực.

Liệu lựa chọn phương pháp học cùng với giáo viên dạy trẻ đặc biệt tại nhà có hiệu quả hay không? 

Không thể so sánh các phương pháp học ở trung tâm và học tại nhà có thật sự hiệu quả hay không một cách nhất định, bởi nó còn phụ thuộc vào chất lượng của nơi dạy và giáo viên của các bé. Chính vì thế, hãy cân nhắc thật kỹ càng và tìm hiểu rõ ràng trước khi đưa ra lựa chọn, tránh trường hợp mất tiền một cách không chính đáng các bạn nhé. Đến với Daykemtainha.vn, chúng tôi tin chắc rằng với sự tận tụy, tâm huyết và chu đáo, với những kỹ năng được đào tạo bài bản và kinh nghiệm lâu năm, giáo viên tại đây sẽ không làm bạn phải thất vọng và có được những trải nghiệm tốt nhất.

DANH SÁCH GIÁO VIÊN CHO PHỤ HUYNH LỰA CHỌN:

https://www.daykemtainha.vn/gia-su?mon-hoc=t%E1%BB%B1%20k%E1%BB%B7



  • Bài viết khác