BẠN CÓ ĐANG THỜ Ơ VỚI SỰ CHẬM NÓI Ở TRẺ?
(22/06/2021)
Có một câu hỏi đặt ra là tại sao ngày nay khi mà xã hội càng hiện đại hoá công nghệ hoá thì tình trạng trẻ chậm nói lại càng phổ biến hơn. Và không phải cha mẹ nào cũng để ý nhận biết sớm những dấu hiệu này. Thực tế, cũng không ít trường hợp ba mẹ chủ quan vì nghĩ rằng “sớm muộn gì con cũng sẽ biết nói thôi, nó đâu đã được 3 tuổi” hay "thằng bé chỉ thích các hoạt động thể chất"
Vậy đâu là những dấu hiệu nhận biết trẻ chậm nói cần quan tâm và làm thế nào để giúp trẻ cải thiện?
Chậm nói là khi trẻ không phát triển ngôn ngữ và lời nói không đúng theo các cột mốc phát triển chung* như sau: (Thực tế có đến 5 – 10 % trẻ trong độ tuổi mẫu giáo bị chậm nói)
Trẻ được 3-4 tháng tuổi mà không đáp ứng với tiếng động mạnh; không phát ra âm thanh gừ gừ.
Đến mốc 5-12 tháng, trẻ không phản ứng hoặc quay đầu về phía có âm thanh phát ra; không tìm cách giao tiếp với người khác; không biết nói một từ nào, không biết làm các động tác như vẫy tay chào tạm biệt, lắc đầu để nói không, chỉ tay; không phản ứng khi được gọi tên; không hiểu và phản ứng với các từ như “không”, “chào bé” và “bai bai ”; không quan tâm tới thế giới xung quanh.
Ở mốc phát triển từ 15-18 tháng, các bố mẹ cũng phải đặc biệt lưu ý khi trẻ không hiểu và phản ứng với các từ như “không”, “dậy nào”; không nói được từ nào; không chỉ vào đồ vật hay bức tranh khi được hỏi, không chỉ vào vật mình thích và ngước nhìn bạn; không thể chỉ vào vài bộ phận của cơ thể (ví dụ đầu, mắt, mũi) khi được yêu cầu.
Ở giai đoạn này, nếu trẻ chưa thể nói được 06 từ; không thể giao tiếp bằng bất cứ cách nào, kể cả khi cần giúp đỡ, không biết chỉ vào thứ mình muốn, chưa nói được các từ đơn giản như “mẹ”, “bế”; không hiểu các mệnh lệnh đơn giản, ví dụ “Đừng sờ vào!”; không đáp lại bằng lời nói hoặc cử chỉ khi được hỏi “Cái gì đây?”, “Dép bé đâu?” thì các bậc phụ huynh cần phải cho trẻ đi khám sớm
Khi trẻ bước sang tháng thứ 24 mà vốn từ tăng chậm; chưa nói được 15 từ; không tự nói ra lời mà chỉ nhại lại lời nói của người khác; không thể thực hiện những cuộc hội thoại đơn giản, không dùng lời nói để giao tiếp, không hiểu các chỉ dẫn hay câu hỏi dài hơn…
Từ 25-35 tháng, không nói được câu đơn giản có 2-4 từ; không thể gọi tên vài bộ phận của cơ thể; không biết đặt các câu hỏi đơn giản; không ai trong gia đình có thể hiểu bé.
Ở giai đoạn trẻ từ 3 đến 4 tuổi, trẻ chậm phát triển ngôn ngữ sẽ có những biểu hiện không sử dụng đại từ nhân xưng nào (con, mẹ); không thể ghép các từ thành câu ngắn (ví dụ “Mẹ giúp con”,” Muốn uống nữa”); không hiểu những chỉ dẫn hay câu hỏi ngắn (ví dụ “Lấy giầy của con và đặt lên giá”, “Trưa nay con muốn ăn gì?”; lời nói rất không rõ ràng, khiến người trong gia đình và người ngoài đều không hiểu; không đặt câu hỏi; ít quan tâm hoặc không quan tâm tới sách truyện; không quan tâm và không tương tác với các trẻ khác; đặc biệt khó tách khỏi bố mẹ…
Khả năng nói thực chất là một quá trình “bắt chước thông minh” của mỗi đứa trẻ. Ngay từ khi sinh ra, trẻ bắt đầu lắng nghe và bắt chước theo những âm thanh xung quanh và đến một thời điểm thích hợp trẻ tạo ra những tiếng nói đầu đời. Mỗi trẻ có một tốc độ phát triển ngôn ngữ khác nhau nhưng nhìn chung thường ghi nhận một số “cột mốc” nhất định. Và sự quan tâm cũng như việc để ý của cha mẹ vô cùng quan trọng với các bé. Bởi không ai khác, chính bố mẹ mới là người cảm nhận được những bất thường của con mình đầu tiên. Do đó, nếu có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường như trên, việc đầu tiên bố mẹ cần làm là kiểm tra khả năng nghe của con. Kể cả trường hợp trẻ trông có vẻ nghe tốt cũng không được chủ quan, vì đa số trẻ em rất giỏi đoán biết dựa vào hình ảnh và cử chỉ của người lớn. Khiếm khuyết về khả năng nghe cần được phát hiện và điều trị kịp thời.
Vì sao trẻ bị chậm nói?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến trẻ chậm nói nhưng chúng ta có thể chia thành 2 nhóm nguyên nhân như sau:
- Yếu tố thực thể: những bất thường bẩm sinh hoặc tổn thương ở một số cơ quan cảm nhận và phát âm như: tai, mũi, vòm họng, lưỡi… hoặc trong não bộ - là cơ quan đảm nhiệm vai trò chỉ huy ngôn ngữ chung (tổn thương bán cầu não trái, viêm màng não, chấn thương sọ não, rối loạn dẫn truyền thần kinh, rối loạn đa giác quan…)
- Yếu tố tâm lý/ môi trường sống: một số kích thích và sang chấn tinh thần mạnh có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ. Ngoài ra, sự nuông chiều quá mức của cha mẹ hoặc sự bỏ bê, thiếu quan tâm của gia đình cũng chính là nguyên nhân khiến trẻ bị chậm nói hơn so với các bé cùng độ tuổi. Cụ thể là:
• Bố mẹ bận rộn để con ở nhà với ông bà hoặc người giúp việc… Con bị xem tivi, youtube, ca nhạc, hoạt hình quá nhiều, không có tương tác mà chỉ giao tiếp 1 chiều, Tivi, máy tính bảng, điện thoại hay mọi thiết bị truyền thông thông tin đều có một tác dụng đó là giúp trẻ học hỏi và tiếp thu được những điều mới lạ xung quanh cuộc sống. Tuy nhiên, nếu quá lạm dụng “việc dùng TV, ipad, điện thoại để trẻ ngồi yên” thì sẽ khiến cho bé chỉ được tiếp nhận thông tin một chiều, không được có cơ hội để được nói và giao tiếp trực tiếp với mọi người…
• Lỗi tiếp theo mà các gia đình hay gặp là vì con chưa có đủ vốn từ để giao tiếp nên con sẽ thường dùng cử chỉ, hành động để biểu đạt mong muốn của mình. Trẻ chỉ cần cầm tay mẹ và hướng đến các đồ vật đó hay ra dấu hiệu chỉ vô một món đồ vật là ngay lập tức mẹ đã làm giúp hoặc đi lấy giúp con. Hành động này nếu lặp lại nhiều lần sẽ là nguyên nhân sâu xa khiến con chậm nói. Thay vì vội vàng đáp ứng nhu cầu con, các mẹ nên gợi chuyện để hỏi con “con muốn gì nào?”, “cái gì nhỉ?”…Liên tục đặt câu hỏi cho con là một cách tốt để trẻ có phản ứng lại trước những lời nói của mẹ.
• Ngoài ra còn có một điều nữa mà ít người biết đó là "yêu thương chiều chuộng, đùm bọc con quá mức". Việc chiều con, nhanh chóng đáp ứng mọi yêu cầu của trẻ, không chỉ ảnh hưởng đến khả năng ngôn ngữ, mà còn tác động xấu đến tính cách của trẻ. Một khi con biết mọi yêu cầu của mình sẽ nhanh chóng được đáp ứng, chúng sẽ sinh ra nhiều yêu cầu và đòi hỏi, dễ hình thành thói phụ thuộc và lười vận động. Còn phụ huynh thì luôn ôm bé, bế bé trong lòng quá nhiều, ít giao tiếp với trẻ bằng ngôn ngữ cơ thể: Cử chỉ, ánh mắt, hành động tay chân làm ảnh hưởng tới cả hành vi chậm nói của trẻ.
Chính những hành động tưởng chừng là yêu thương của người lớn đó lại làm ảnh hưởng tới việc chậm nói của trẻ. Và phần lớn nguyên nhân trẻ chậm nói là ở yếu tố này.
Và như thế khi trẻ khó khăn trong việc biểu đạt nhu cầu và không có khả năng sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp, thì cơ chế sẽ dùng ngôn ngữ cơ thể để diễn tả, vì vậy trẻ chậm nói thường đi kèm với dấu hiệu tăng động.
Vậy bạn nên làm gì khi con chậm nói?
Nếu bạn nghi ngờ con bạn chậm nói, không bao giờ là sớm nếu bạn tìm kiếm sự hỗ trợ. Bắt đầu càng sớm, kết quả thu được càng khả quan. Daykemtainha.vn tin rằng, việc xác định nguyên nhân khiến con chậm nói như mình vừa nêu trên sẽ giúp bạn kịp thay đổi lối sinh hoạt và trong trường hợp tệ hơn thì hãy đưa con đi kiểm tra sàng lọc tại các cơ sở thăm khám uy tín càng sớm càng tốt.
Khi nhận thấy trẻ có bất kỳ những dấu hiệu cho thấy chúng chậm nói, các bậc phụ huynh trước tiên cũng đừng nên lo lắng quá, mà hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa Nhi để các bác sĩ kiểm tra. Tuỳ theo mức độ chậm nói và độ tuổi của trẻ các bác sĩ sẽ có can thiệp phù hợp để cải thiện tình trạng chậm nói ở trẻ. Tùy theo mức độ chậm nói và độ tuổi của trẻ các bác sĩ sẽ có nhiều hình thức can thiệp khác nhau như tư vấn, hướng dẫn phụ huynh luyện nói cho trẻ. Phụ huynh cần phối hợp với bác sĩ để can thiệp thúc đẩy phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Ngoài ra, nếu bạn mong muốn cho trẻ được luyện tập nhiều hơn với các phương pháp khoa học và can thiệp ở thời điểm vàng, lựa chọn học cùng giáo viên dạy trẻ đặc biệt tại nhà là một trong những cách mà bạn có thể quan tâm. Điểm đặc biệt của phương pháp này chính là nó sẽ diễn ra hoàn toàn tại nhà của bạn, các bé khi tiếp cận sẽ không có tâm lý khó chịu hay bị kích động với người lạ, bởi đã có bố mẹ ở sau và hỗ trợ cho các bé bất kỳ lúc nào. Khi được điều trị đúng thời điểm cũng như được luyện tập các phản xạ ngôn ngữ thường xuyên, các bé sẽ có thể dần làm quen và biến những phản xạ trong quá trình luyện tập thành thói quen, cùng với đó là sự hỗ trợ và hướng dẫn nhiệt tình của đội ngũ giáo viên chuyên nghiệp và chất lượng đến từ Daykemtainha.vn, tốc độ cải thiện các phản ứng với ngôn ngữ của trẻ cũng sẽ được nâng cao đáng kể.
Thấu hiểu được những khó khăn và đồng cảm với các bậc phụ huynh đang trong quá trình nuôi dưỡng trẻ đặc biệt như tự kỷ, chậm nói… trung tâm chúng tôi mong rằng sẽ có thể được đồng hành cùng bố mẹ và các bé vượt qua giai đoạn khó khăn này. Lựa chọn phương pháp học tại nhà cho con có lẽ sẽ còn khá mới mẻ với nhiều người, thế nhưng những ưu điểm mà nó mang lại là điều không thể chối cãi. Thay vì phải đưa các bé đến những trung tâm xa xôi, đối mặt với kẹt xe và khói bụi sẽ không thể tránh khỏi những lần chán chường và khiến các bé khó chịu, giờ đây với phương pháp học này, bạn chỉ cần ngồi tại nhà, truy cập vào danh sách giáo viên và lựa chọn, sau đó đăng ký với trung tâm khóa học cho con, vậy là tiết kiệm được thời gian cũng như chi phí hơn đúng không nào? Mọi thắc mắc của bạn sẽ đều được giải đáp tận tình bởi trung tâm. Chỉ cần bạn yên tâm tin tưởng lựa chọn và đăng ký khóa học cho trẻ chậm nói tại nhà của Daykemtainha.vn, chúng tôi chắc chắn sẽ mang lại cho bạn và các bé những trải nghiệm khó quên nhất.
DANH SÁCH GIÁO VIÊN CHO PHỤ HUYNH LỰA CHỌN:
https://www.daykemtainha.vn/gia-su?mon-hoc=t%E1%BB%B1%20k%E1%BB%B7
- Bài viết khác
- SỚM NHẬN BIẾT CÁC DẬU HIỆU ĐỂ TRÁNH RỐI LOẠN, TRẦM CẢM Ở TRẺ ( 31/05/2022 )
- SỚM NHẬN BIẾT CÁC DẬU HIỆU ĐỂ TRÁNH RỐI LOẠN, TRẦM CẢM Ở TRẺ - P2 ( 31/05/2022 )
- TRẺ CHẬM NÓI HOẶC CHẬM PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ ( 31/05/2022 )
- THIỀN ĐỊNH CÓ GIÀNH CHO TRẺ MẮC HỘI CHỨNG ADHD? ( 05/04/2022 )
- CÁC VẤN ĐỀ GIẤC NGỦ XUẤT HIỆN Ở TRẺ TỰ KỶ - P2 ( 05/04/2022 )
- CÁC VẤN ĐỀ GIẤC NGỦ XUẤT HIỆN Ở TRẺ TỰ KỶ - P1 ( 05/04/2022 )
- ADHD LÀ GÌ? - P3 ( 26/01/2022 )
- ADHD LÀ GÌ? - P2 ( 26/01/2022 )
- ADHD LÀ GÌ? - P1 ( 26/01/2022 )