HỆ THỐNG WEBSITE VÀ ỨNG DỤNG daykemtainha.vn

SAI LẦM NÀO CỦA CHA MẸ CÓ THỂ KHIẾN TRẺ CHẬM NÓI?

(03/06/2021)

Trẻ bị chậm nói có thể do một sai lầm trong việc ăn uống mà nhiều bố mẹ áp dụng cho con. Việc để trẻ ăn các thức ăn mềm lâu dài có thể ảnh hưởng đến sự phát triển cơ miệng và cơ quan thanh âm của trẻ. Cùng Daykemtainha.vn tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này ở bài viết dưới đây nhé.

Ngay khi một đứa trẻ chào đời, cả gia đình sẽ tập trung dành cho trẻ những điều được cho là tốt nhất. Từ việc ăn uống, mặc đồ, ngủ nghỉ... đều được bố mẹ xem xét kỹ càng, nhưng đôi khi sự chăm chút quá mức lại có thể khiến bố mẹ mắc sai lầm. Trong đó 1 điều có thể khiến con gặp vấn đề phát triển ngôn ngữ mà nhiều bố mẹ không biết đến.

Thông thường đến độ tuổi ăn dặm, các ông bố, bà mẹ có kinh nghiệm sẽ cho trẻ ăn thêm các thức ăn bổ sung như sữa, trứng, thịt, rau củ xay nhuyễn và các loại thức ăn mềm khác... Sau 1 tuổi, trẻ phát triển hơn về thể chất thì đồ ăn cho trẻ cũng dần chuyển từ dạng thức ăn mềm, nhão có thể nuốt dễ dàng sang dạng thức ăn cần phải nhai.


Tuy nhiên, có nhiều gia đình vẫn chỉ toàn cho con ăn cháo xay nhuyễn hoặc các thức ăn mềm dễ nuốt dù trẻ đã 2-3 tuổi và cho rằng những thức ăn đó có lợi hơn cho tiêu hóa của trẻ, có thể giúp trẻ hấp thụ các chất dinh dưỡng trong thức ăn dễ dàng hơn. Các ông bố, bà mẹ này đã mắc sai lầm, không biết rằng việc để trẻ ăn các thức ăn mềm hoàn toàn như vậy có thể ảnh hưởng đến sự phát triển cơ miệng và cơ quan thanh âm của trẻ.

Cách đây một thời gian, gia đình một em bé bị chậm phát triển ngôn ngữ đã cho con đến thăm khám ở một trung tâm chữa trị tại Thành Đô (Trung Quốc). Lúc đầu, chuyên viên thăm khám cho rằng nguyên nhân có thể do môi trường ngôn ngữ ở gia đình gây nên vấn đề.

Đến khi giao tiếp với bố mẹ của đứa trẻ kỹ hơn, chuyên viên này nhận thấy nguyên nhân thực sự gây ra tình trạng chậm phát triển ngôn ngữ của đứa bé. Đó là do cha mẹ đứa trẻ đã cho con ăn các thức ăn mềm suốt từ nhỏ và chưa bao giờ thay đổi dạng thức ăn cho con, dẫn đến ảnh hưởng sự phát triển cơ miệng và cơ quan thanh âm của trẻ.

Thực tế, khi trẻ được 6 tháng là đã bắt đầu có thể ăn dặm, ăn các thức ăn mềm và chuyển dần sang các dạng thức ăn thô hơn ở những tháng tiếp theo. Đến khoảng hai, ba tuổi thì trẻ có thể ăn được cơm nát và thức ăn bình thường như người lớn, chỉ cần hạn chế bớt dầu mỡ và muối (vì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển các chức năng sinh lý khác của trẻ).

Bố mẹ cần hiểu rõ hơn về việc chậm phát triển ngôn ngữ

1. Chậm phát triển ngôn ngữ kèm theo chậm phát triển vận động


Trong quá trình trẻ phát triển, trẻ sẽ học hỏi và phát triển dần các vận động như bò, trườn, ngồi... Lớn hơn thêm chút nữa, các vận động sẽ dần tập trung vào tay, chẳng hạn như nắm, giữ, nâng…

Bình thường, trẻ em từ 2-3 tuổi đã khá thành thạo với những vận động này, kèm theo đó là sự phát triển về ngôn ngữ tương thích. Nhưng đối với trẻ chậm phát triển ngôn ngữ, các phát triển vận động cũng bị chậm theo.

2. Nhận thức kém, không thể phân biệt được người lạ, người quen

Khả năng lĩnh hội, học tập và nhận thức của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ cũng sẽ bị tụt hậu so với trẻ cùng lứa tuổi. Những đứa trẻ này sẽ cần mất thời gian gấp mấy lần so với những đứa trẻ bình thường để có thể học được một từ mới và hiểu được mọi thứ xung quanh mình.

Thậm chí, những đứa trẻ chậm phát triển ngôn ngữ còn không thể phân biệt được người lạ, người quen.

3. Không thích nói chuyện với mọi người, ngại nhìn thẳng người đối diện hoặc nhìn như không có ai ở đó

Nhiều người thường nhầm lẫn trẻ chậm phát triển ngôn ngữ sang trẻ mắc chứng rối loạn tự kỷ. Trên thực tế, chậm phát triển ngôn ngữ và chứng tự kỷ không liên quan lắm, nhưng giống nhau ở một số đặc điểm, chẳng hạn như trạng thái tinh thần, hoạt động, tính cách của trẻ...

Việc trẻ chậm phát triển ngôn ngữ không thích nói chuyện với mọi người, ngại nhìn thẳng người đối diện hoặc nhìn như không có ai ở đó… khiến nhiều người nhầm lẫn với trẻ mắc chứng tự kỷ.

Bố mẹ xử lý sao khi con chậm phát triển ngôn ngữ?


Nhiều bậc cha mẹ vô cùng lo lắng khi nghe tin con mình bị chậm phát triển ngôn ngữ, nhưng đừng quá vội bi quan. Tuy việc chậm phát triển ngôn ngữ ảnh hưởng đến ngôn ngữ, tâm lý, tính cách và nhiều khía cạnh khác của trẻ, nhưng dù sao đó vẫn chỉ là vấn đề về ngôn ngữ, chỉ cần được can thiệp kịp thời thì sẽ không ảnh hưởng lớn đến trẻ.

Tuy nhiên, cha mẹ cũng không thể làm ngơ bởi nếu để tình trạng quá lâu. Ví dụ như khi trẻ lên đến 6-7 tuổi vẫn chưa được can thiệp, sửa đổi thì sẽ hơi muộn. Vì lúc này vấn đề ngôn ngữ ảnh hưởng đến trẻ đã bước vào giai đoạn mới được gọi là "khớp nối nhận thức". Vấn đề chậm phát triển ngôn ngữ sẽ thành trở ngại, ảnh hưởng đến trí thông minh của trẻ, ngay cả khi lúc này tiến hành can thiệp thì sẽ không còn mấy tác dụng.

Chứng chậm phát triển ngôn ngữ do chế độ ăn uống không hợp lý này thuộc về "chứng rối loạn cận ngôn" (không phải do bệnh lý có từ trước). Nguyên nhân chủ yếu là do môi trường ngôn ngữ kém, cơ quan phát âm không được rèn luyện đủ và nền tảng ngôn ngữ kém. So với việc chậm phát triển ngôn ngữ do bệnh lý, thì chứng rối loạn cận ngôn có thể được chữa trị bằng cách điều chỉnh ngôn ngữ. Nhưng cho dù là dạng vấn đề ngôn ngữ nào thì việc phát hiện sớm và điều chỉnh sớm vẫn là tốt nhất.

Việc lựa chọn kỹ các thành phần có trong bữa ăn của trẻ sẽ giúp các bé có một sức khỏe ổn định và khỏe mạnh, là nền tảng để quá trình can thiệp và trị liệu cho trẻ chậm nói đạt hiệu quả cao. Thế nhưng không hẳn bố mẹ nào cũng có sự tìm hiểu kỹ càng về tầm quan trọng của chế độ ăn, cũng như không có nhiều thời gian để tìm hiểu về những điều này, chính vì thế, Daykemtainha.vn ra đời với mong muốn cùng các bậc phụ huynh san sẻ một phần khó khăn trong việc nuôi dạy con trẻ chậm nói. Dù chỉ là những bữa ăn, thế nhưng nếu có trợ giúp từ các giáo viên dạy trẻ đặc biệt của trung tâm chúng tôi, chắc chắn bạn sẽ không cần phải lo lắng về vấn đề sức khỏe của trẻ nữa. 

Sẽ ra sao nếu bạn cho các bé chậm nói ăn phải những thực phẩm không phù hợp và khiến các phản xạ của bé bị ảnh hưởng? Đến với Daykemtainha.vn, chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các bạn hết mình thông qua phương pháp dạy trẻ chậm nói tại nhà. Bằng cách đăng ký cho con khóa học này, các bố mẹ hoàn toàn có thể yên tâm tin tưởng khi được quan sát và theo dõi quá trình điều trị của con, giúp con trẻ cảm thấy thoải mái trong chính căn nhà của mình. Bên cạnh đó, những thắc mắc của các bạn về mọi vấn đề của trẻ như chậm nói, tự kỷ, chế độ dinh dưỡng hợp lý hay thời gian luyện tập cho con… đều sẽ được giáo viên của trung tâm giải đáp kỹ càng. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình cho gia đình bạn, đặc biệt là những trẻ em đặc biệt, giúp can thiệp sớm và mở ra một tương lai tươi sáng hơn cho các bé. 

Daykemtainha.vn vẫn luôn nỗ lực mang đến cho các phụ huynh những giáo viên dạy trẻ chậm nói tại nhà tâm huyết và chuyên nghiệp nhất để hỗ trợ sự nghiệp nuôi dưỡng con trẻ của mỗi phụ huynh, đặc biệt là các trẻ đặc biệt. Con bạn sẽ không phải đi đâu, bạn sẽ luôn quan sát được quá trình học tập và tiến bộ của con mình mà không phải vướng bận một lo lắng nào. Với trình độ chuyên môn được đào tạo tốt, các giáo viên sẽ là người bạn hỗ trợ bạn đắc lực trong việc tìm ra phương pháp tiếp cận trẻ một cách phù hợp nhất. Nên bố mẹ sẽ hoàn toàn yên tâm khi để con học cùng gia sư của chúng tôi. Qua nhiều năm thành lập, chúng tôi hiểu rõ được tâm tư nguyện vọng của những bậc cha mẹ chẳng may con bị tự kỷ, chậm nói.. một người gia sư uy tín, chất lượng chính là điều cần thiết nhất ngay lúc này. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào cần được giải đáp cũng như cần tư vấn về khóa học cho trẻ chậm nói cho con bạn, đừng chần chừ mà liên hệ ngay với trung tâm nhé. Chúng tôi chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng.

DANH SÁCH GIÁO VIÊN CHO PHỤ HUYNH LỰA CHỌN:

https://www.daykemtainha.vn/gia-su?mon-hoc=t%E1%BB%B1%20k%E1%BB%B7



  • Bài viết khác