MÁCH MẸ CÁCH NGĂN TRẺ TỰ KỶ TỰ ĐÁNH MÌNH
(02/05/2021)
Tự đánh mình là một trong những hành vi tự gây thương tích cho bản thân thường thấy ở trẻ tự kỷ. Biểu hiện này được xếp vào nhóm các hành vi lặp đi lặp lại với tần suất có thể hàng chục lần mỗi phút. Có nhiều lý do khiến trẻ tự kỷ tự đánh mình và vì thế, cha mẹ cần tìm hiểu kỹ để từ đó tìm ra cách giải quyết phù hợp. Cùng tìm hiểu về chủ đề này trong bài viết dưới đây của Daykemtainha.vn nhé
Hiểu về hành vi tự đánh mình ở trẻ tự kỷ
Khoảng 25% trẻ em mắc chứng tự kỷ tự gây thương tích bằng cách đập đầu vào bề mặt cứng, cào gãi da, cắn, véo hoặc đánh bản thân. Ở trẻ bình thường, chúng có thể đánh, đá, ném đồ vật hoặc tự làm mình bị thương nhưng mức độ nhẹ nhàng hơn và những hành vi này sẽ biến mất theo độ tuổi. Ngược lại, biểu hiện tự đánh mình có thể tồn tại suốt cuộc đời trẻ tự kỷ và trở thành thói quen lặp đi lặp lại.
Ngoài ra, tự đánh mình còn liên quan đến các hành vi khác ở trẻ tự kỷ như: Hung hăng, lo lắng, hiếu động thái quá, vấn đề tâm thần và giấc ngủ. Những đặc điểm này khi kéo dài có thể đại diện cho các yếu tố nguy cơ tự gây hại cho bản thân.
Tại sao trẻ tự kỷ tự đánh mình?
Đối với trẻ tự kỷ, đánh mình là một cách để tự xoa dịu và nó có thể vì bất kỳ lý do nào sau đây:
Đau đớn về thể xác
Một số trẻ tự kỷ phản ứng quá mức với âm thanh như tiếng khóc, máy hút bụi, còi xe… và điều này khiến chúng cảm thấy đau đớn. Khi đó, việc tự làm bản thân tổn thương có thể giải phóng hormone beta-endorphin giúp giảm đau và trẻ sẽ dễ chịu hơn.
Tìm kiếm sự chú ý
Khi trẻ tự kỷ bị rối loạn cảm giác, các chất dẫn truyền thần kinh sẽ không thể xử lý thông tin đúng mức. Tiếng ồn, hình ảnh, mùi và vị có thể gây khó chịu và choáng ngợp cho trẻ. Lúc này, hành vi tự đánh mình là thứ trẻ có thể kiểm soát và tập trung vào đó.
Các vấn đề về xử lý giác quan
Trẻ bị rối loạn giác quan thường tự kích thích bản thân theo cách mà chúng cảm thấy tốt hơn. Đó có thể là những hành động như đập đầu vào tường, cào gãi mạnh lên da… ngay cả khi trẻ biết việc làm của mình không được củng cố tích cực.
Cố gắng giao tiếp
Trẻ tự kỷ tự đánh mình có thể đến từ việc bé đang cố gắng giao tiếp với mọi người. Khi không thể bày tỏ cảm xúc hoặc yêu cầu những gì mình cần, trẻ sẽ tìm cách giao tiếp thông qua chuyển động và hành vi đập đầu sẽ khiến cha mẹ, người thân quan tâm, can thiệp. Trẻ cũng có thể sử dụng điều này để tìm kiếm sự chú ý và thể hiện nhu cầu của mình.
Đối phó với hành vi tự đánh mình của trẻ tự kỷ thế nào?
Trẻ tự kỷ tự đánh mình là hành vi không hiếm gặp. Dù không thể ngăn cản mọi hành động bộc phát của con nhưng một số chiến lược sẽ giúp cha mẹ đối phó khi nó xảy ra.
Giữ bình tĩnh
Đây là điều đầu tiên và quan trọng nhất. Hầu hết các cơn bộc phát hung hăng xảy ra bởi vì con có những cảm xúc bất thường và không thể quản lý chúng. Giữ cảm xúc của chính mình, bình tĩnh và yên lặng, bạn sẽ không khiến sự tức giận của trẻ tăng cao.
Hạn chế những gì bạn nói
Trong lúc bộc phát, trẻ sẽ cảm thấy rất căng thẳng. Thật khó để xử lý những gì người khác đang nói khi bạn căng thẳng và điều này đặc biệt đúng với trẻ tự kỷ bởi chúng gặp khó khăn trong việc hiểu ngôn ngữ.
Vì thế, không nên nói quá nhiều khi trẻ có hành vi tự đánh mình. Hãy dùng các cụm từ ngắn, thậm chí chỉ một vài từ, ví dụ: “Ngồi xuống” thay vì “Bi, lại đây và ngồi xuống” để nhắc nhở con.
Đưa con ra môi trường khác
Vì sự an toàn của con và những người xung quanh, hãy đưa trẻ ra một nơi khác, tránh xa các đồ vật bằng thủy tinh hoặc kệ tủ. Một không gian kín yên tĩnh bên ngoài có thể là lựa chọn tối ưu.
Tìm kiếm sự trợ giúp
Sự kiềm chế về thể chất có thể gây nguy hiểm cho cả con và bạn, thậm chí khiến trẻ lo lắng quá mức và làm tình hình trở nên tồi tệ hơn. Vậy nên, nếu không thể điều chỉnh hành vi tự đánh đập của con, cha mẹ hãy đến gặp chuyên gia trị liệu để xây dựng kế hoạch can thiệp phù hợp hơn.
Nếu bạn tìm thấy ở con mình có những biểu hiện của chứng tự kỷ, các bạn hãy đưa con trẻ đến Bệnh viện hoặc các Trung tâm chuyên điều trị tự kỷ ở trẻ em để tìm hiểu rõ nguyên nhân và triệu chứng và cùng các bác sĩ đưa ra những biện pháp điều trị phù hợp nhất với trẻ. Nếu bạn còn đang phân vân không biết tìm giáo viên ở đâu thì hãy tìm hiểu các giáo viên dạy trẻ đặc biệt từ Daykemtainha.vn. Với gần 10 năm kinh nghiệm trong mảng giáo dục, chúng tôi đã và đang kết nối các giáo viên dạy trẻ em đặc biệt tại nhà tốt nhất đến các quý phụ huynh và các em trẻ.
Với đội ngũ giáo viên dạy trẻ đặc biệt tại nhà của Daykemtainha.vn, việc can thiệp vào các vấn đề của trẻ đặc biệt nay sẽ trở nên đơn giản hơn một chút và giúp các bậc cha mẹ có thể yên tâm hơn khi điều trị và can thiệp cho trẻ tự kỷ từ sớm. Trung tâm chúng tôi đã và đang nỗ lực không ngừng mang đến cho các phụ huynh những giáo viên tâm huyết và chuyên nghiệp nhất để hỗ trợ sự nghiệp nuôi dưỡng con trẻ của mỗi phụ huynh, đặc biệt là các trẻ đặc biệt. Con bạn sẽ không phải đi đâu, bạn sẽ luôn quan sát được quá trình học tập và tiến bộ của con mình mà không phải vướng bận một lo lắng nào.
Trẻ bị tự kỷ hay la hét hay những trẻ em bị tự kỷ nói chung rất cần sự quan tâm của các bậc cha mẹ, của gia đình, bạn bè, thầy cô. Đây là hội chứng hiện chưa có thuốc chữa khỏi. Do đó, những khó khăn có thể đồng hành suốt đời nếu con không được can thiệp, hỗ trợ tốt và sớm. Ngược lại, khi nếu có cách can thiệp sớm & khoa học, cùng sự kiên trì, nỗ lực giao tiếp với trẻ tự kỷ của cha mẹ và giáo viên, chắc chắn hội chứng tự kỷ ở trẻ sẽ được cải thiện. Trẻ sẽ có cuộc sống vui tươi, khỏe mạnh hơn. Hiểu được điều này, đội ngũ giáo viên dạy trẻ đặc biệt tại nhà của chúng tôi sẽ nỗ lực hết sức để chia sẻ một phần khó khăn trong việc nuôi dưỡng các bé đặc biệt với bố mẹ. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm về giáo viên tại link hoặc hình ảnh dưới đây, từ đó có thể dễ dàng lựa chọn giáo viên thích hợp cho con trẻ.
DANH SÁCH GIÁO VIÊN CHO PHỤ HUYNH LỰA CHỌN
https://www.daykemtainha.vn/gia-su?mon-hoc=t%E1%BB%B1%20k%E1%BB%B7
- Bài viết khác
- SỚM NHẬN BIẾT CÁC DẬU HIỆU ĐỂ TRÁNH RỐI LOẠN, TRẦM CẢM Ở TRẺ ( 31/05/2022 )
- SỚM NHẬN BIẾT CÁC DẬU HIỆU ĐỂ TRÁNH RỐI LOẠN, TRẦM CẢM Ở TRẺ - P2 ( 31/05/2022 )
- TRẺ CHẬM NÓI HOẶC CHẬM PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ ( 31/05/2022 )
- THIỀN ĐỊNH CÓ GIÀNH CHO TRẺ MẮC HỘI CHỨNG ADHD? ( 05/04/2022 )
- CÁC VẤN ĐỀ GIẤC NGỦ XUẤT HIỆN Ở TRẺ TỰ KỶ - P2 ( 05/04/2022 )
- CÁC VẤN ĐỀ GIẤC NGỦ XUẤT HIỆN Ở TRẺ TỰ KỶ - P1 ( 05/04/2022 )
- ADHD LÀ GÌ? - P3 ( 26/01/2022 )
- ADHD LÀ GÌ? - P2 ( 26/01/2022 )
- ADHD LÀ GÌ? - P1 ( 26/01/2022 )