HỆ THỐNG WEBSITE VÀ ỨNG DỤNG daykemtainha.vn

CHIẾN LƯỢC GIÚP TRẺ TỰ KỶ ĐỐI PHÓ VỚI CẢM XÚC BẤT AN, LO LẮNG

(23/04/2021)

Tự kỷ là tên gọi một hội chứng khi trẻ bị khiếm khuyết trong giao tiếp, trong tương tác với mọi người, khó khăn trong việc kiểm soát ngôn ngữ, hành vi, cảm xúc, dẫn đến giảm khả năng hòa nhập vào xã hội. Đối mặt với sự thay đổi, những điều nhỏ bé tưởng như bình thường đối với các đứa trẻ khác, tuy nhiên lại là tác nhân gây ra phản ứng mạnh và khiến cho trẻ tự kỷ bị tổn thương do vậy không có gì lạ khi lo lắng là cảm xúc thường gặp ở trẻ tự kỷ. Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ thường xuyên cảm thấy lo lắng và phương pháp giúp trẻ vượt qua mà Daykemtainha.vn hy vọng sẽ có ích với các bậc cha mẹ. 

Các dấu hiệu lo lắng thường gặp ở trẻ tự kỷ như sau:

Xuất hiện thói quen hay nghi thức riêng và trẻ hay phản ứng mạnh với những thay đổi dù là nhỏ nhất

Khó ngủ hơn, thường xuyên tỉnh giấc giữa đêm

Hay giận dữ

Trẻ trở nên thu hút hơn, hay tránh né các tình huống giao tiếp xã hội

Quá bận tâm đến một số các kiểu vui thích giới hạn và định hình bất thường về cường độ hoặc mức tập trung (như xếp thẳng hàng đồ vật hoặc quay bánh xe đồ chơi)

Tăng vận động định hình và lặp đi lặp lại (ví dụ: xoay tròn, vẫy tay)

Có những hành động gây hại cho bản thân (như: đập đầu, hay cắn tay).

Phụ huynh nên lập một danh sách các biểu hiện lo lắng hay sợ hãi của trẻ để cho các thành viên trong gia đình, bạn bè thân thiết , giáo viên hay người chăm sóc có thể hỗ trợ bất cứ khi nào trẻ cần.


Các tác nhân gây lo âu thông thường gồm:

Thay đổi thói quen (ví dụ hoạt động định kỳ bị hủy đột ngột, bạn bè thay đổi luật chơi)

Thay đổi môi trường (ví dụ: thay đổi lớp, chuyển nhà)

Các tình huống xã hội không quen thuộc (gặp gỡ người mới, hoạt động với nhóm mới)

Kích thích giác quan vốn đã quá nhạy cảm (ví dụ: âm thanh lớn đột ngột, đèn sáng trưng hoặc đèn nhấp nháy, giao tiếp bằng cơ thể với người khác một cách bất ngờ, chất liệu trang phục gây khó chịu, mùi vị thức ăn mới lạ)

Sợ một tình huống, hoạt động hằng ngày hoặc sợ một đồ vật nào đó (ví dụ: sợ ngủ trên giường có lỗ, sợ đi vệ sinh trong nhà vệ sinh, sợ bóng bay, sợ tiếng máy hút bụi, sợ xe hơi)

Giúp trẻ nhận diện, gọi tên và bộc lộ cảm xúc

Dạy trẻ nhận biết các dấu hiệu cơ thể của chúng khi chúng sợ hãi hoặc lo lắng, làm cho nó trực quan và cụ thể bằng cách vẽ phác thảo toàn bộ cơ thể và thêm các dấu hiệu đặc trưng khi trẻ sợ hãi hoặc lo lắng vào các bộ phận khác nhau (tay, ngực, dạ dày). Một số người bị ra mồ hôi tay, khó thở, tim đập nhanh, cơ thể run rẩy, họ vỗ tay, v.v.

Sau khi trẻ tự tin và hiểu rõ các dấu hiệu cơ thể mình, hãy bắt đầu giới thiệu những cách để trẻ bình tĩnh trong một môi trường an toàn và thoải mái.


Các chiến lược để đối phó với sự lo lắng:

Nhắm mắt lại một lúc

Nhìn vào bất cứ cái gì khiến trẻ thích thú và cảm thấy thoải mái

Đọc quyển sách mà trẻ thích

Đi đến một nơi yên tĩnh và an toàn để tận hưởng thời gian ở một mình

Nhảy trên tấm bạt lò xo

Chạy quanh sân

Hít thở sâu

Đếm từ từ đến 10

Mỗi đứa trẻ là mỗi cá thể khác nhau


Một số trẻ thích hoạt động thể chất, trẻ sẽ cảm thấy tự tin và thư giãn sau khi được giải phóng năng lượng. Nhiều trẻ khác lại thấy thư giãn trong một không gian yên tĩnh. Hãy quan sát để biết điều gì tốt cho con bạn và nhẹ nhàng hướng dẫn chúng những bài tập thư giãn khi chúng bắt đầu cảm thấy lo lắng.  Bạn hãy tập trung vào nỗ lực mà trẻ đã thực hiện, thay vì kết quả cuối cùng, điều này sẽ giúp trẻ cảm thấy tự tin rằng những bước nhỏ cũng là thành tựu lớn, từ đó giảm bớt áp lực mà trẻ tự đặt ra cho bản thân mình khi trẻ gặp thất bại.

Sự chuẩn bị giúp cho trẻ cảm thấy được kiểm soát tốt

Một số tình huống có thể tránh được, nhưng có những tình huống khác thì không thể nhưng bạn có thể phòng ngừa. Đưa ra cho trẻ lời cảnh báo trước và lập mục tiêu cụ thể sẽ giúp trẻ cảm thấy kiểm soát được những gì sẽ xảy ra tiếp theo. Những câu chuyện xã hội và thời gian biểu trực quan là những cách tuyệt vời để trẻ hình dung trước tình huống sắp xảy ra để từ đó trẻ có sự chuẩn bị cho sự thay đổi tiếp theo.

Với mong muốn có thể đồng hành cùng quý phụ huynh mà con trẻ chúng ta đang gặp phải ít nhiều các dấu hiệu của chứng tự kỷ ở trên, Daykemtainha.vn chính thức hỗ trợ cho quý cha mẹ phương pháp nuôi dạy trẻ em đặc biệt đã được trung tâm nghiên cứu qua rất nhiều năm. Với hơn 10 năm kinh nghiệm, chúng tôi hy vọng rằng, phương pháp dạy và học của đội ngũ giáo viên tại trung tâm sẽ giúp chia sẻ phần nào những khó khăn vất vả của cha mẹ trong hành trình giúp con thơ tìm về những ý nghĩa đẹp nhất của cuộc sống.

Với nhiều năm được đào tạo chuyên nghiệp và bài bản, cùng đó là tấm lòng yêu thương trẻ, sẵn sàng cùng trẻ vượt qua giai đoạn đặc biệt này, đội ngũ giáo viên dạy trẻ đặc biệt tại nhà của trung tâm chắc chắn sẽ không làm các bậc phụ huynh thất vọng bởi thái độ làm việc chất lượng và uy tín của mình. Với các kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm giảng dạy thực tiễn, các giáo viên sẽ kết hợp khéo léo giữa việc điều trị từ bác sĩ cùng phương pháp tiếp nhận phù hợp từ các giáo viên, từ đó giúp các bé tiếp nhận phương pháp điều trị một cách tốt nhất.

Bên cạnh đó, môi trường học tập tại nhà sẽ giúp các bé có cảm giác thân thuộc và tránh kích động đến tâm lý sợ người lạ của trẻ. Không gian thân thuộc kết hợp cùng những bài học được thiết kế dành riêng cho các bé sẽ mang lại một buổi học và hướng các bé đến với những ý nghĩa của cuộc sống.

Với châm ngôn luôn nỗ lực hết mình và phục vụ chuyên nghiệp, các giáo viên tâm huyết đến từ Daykemtainha.vn sẽ là nơi uy tín và chất lượng để các quý phụ huynh có thể an tâm tin tưởng. Tiếp cận với trẻ em đặc biệt không phải là chuyện đơn giản, nó đòi hỏi bạn cần có một sự am hiểu nhất định về vấn đề mà trẻ đang phải đối mặt và học chế độ chăm sóc đặc biệt hơn so với các trẻ khác. Hiểu được nỗi băn khoăn này, chúng tôi hy vọng rằng các bậc phụ huynh sẽ liên hệ với trung tâm để được tư vấn và hỗ trợ kỹ càng về các khóa học và phương pháp dạy học cũng như lựa chọn cho bé một giáo viên dạy trẻ đặc biệt tại nhà phù hợp nhất.

DANH SÁCH GIÁO VIÊN CHO PHỤ HUYNH LỰA CHỌN:

https://www.daykemtainha.vn/gia-su?mon-hoc=t%E1%BB%B1%20k%E1%BB%B7


  • Bài viết khác