HỆ THỐNG WEBSITE VÀ ỨNG DỤNG daykemtainha.vn

KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG CHẬM NÓI HIỆU QUẢ Ở TRẺ CHẬM NÓI

(22/04/2021)

Trẻ đến 2 tuổi bắt đầu học cách nói chuyện và bắt chước các âm thanh mà bé nghe được. Nếu trẻ sau 2 tuổi chưa nói được từ nào bị xem là trẻ chậm nói. Cha mẹ cần theo dõi sát sao quá trình phát triển của con mình, nhằm phát hiện sớm trẻ chậm nói và xử lý vấn đề càng sớm càng tốt.

Bạn cần chú ý nếu trẻ từ 12 đến 24 tháng có những dấu hiệu sau: Không làm được nhiều cử chỉ khi 12 tháng tuổi, không bắt chước được âm thanh khi 18 tháng tuổi…

Trẻ chậm nói, có thể do có vấn đề ở cơ quan phát âm hay do sự tác động của các yếu tố tâm lý, giáo dục gây rối loạn ngôn ngữ ở trẻ.

Sự phát triển bình thường trong ngôn ngữ và lời nói của trẻ

Giai đoạn phát triển ngôn ngữ bình thường của trẻ được biểu hiện như sau:

Từ 3 – 6 tháng: trẻ bắt đầu chăm chú nhìn vào người nói chuyện. Quay đầu về phía có tiếng động phát ra.

Phân biệt được các tiếng động khác nhau phát ra từ các vị trí khác nhau.

Nói được nguyên âm “a”, từ “ba”, “bà”.

Từ 6 – 9 tháng: nói được 2 âm khác nhau như “ma ma”, “da da”.

Từ 9 – 12 tháng: trẻ phát âm “ê”, “a” kéo dài thành một chuỗi âm thanh như người lớn nhưng không rõ từ.

Tùy theo mỗi trẻ, nhưng khi được khoảng 11 tháng hay 1 tuổi có trẻ nói được khoảng 2 – 3 từ đơn khá rõ, có thể là: bố, bà.

Từ 12 – 15 tháng: trẻ có thể phát âm như tiết tấu âm nhạc để giữ cho câu chuyện tiếp tục.

Từ 15 – 18 tháng: sử dụng được 4 từ, thường là tên con vật kết hợp với cử chỉ, đưa tay vẫy, chỉ. Khi trẻ được 18 tháng tuổi trẻ bắt đầu nói và tự nối ghép được hai từ với nhau. Ở giai đoạn này, trẻ nói bắt đầu hình thành các trật tự câu. Trẻ biết chỉ được ít nhất là sáu bộ phận trên cơ thể, chỉ được một hai hình ảnh quen thuộc khi cho trẻ nhìn tranh như: hình bố, hình con cá hoặc hình con chó…

Từ 18 tháng đến 2 năm: biết khoảng 25 từ, gọi tên người, chào hỏi, từ chối.

Từ 2 – 3 tuổi: nói rất nhiều, biết từ 50 – 200 từ, tự nói chuyện khi chơi. Đến 3 tuổi trẻ tạo ra một cụm từ có đầy đủ thành phần chủ vị. Trẻ biết sử dụng các câu đơn giản, đặt câu hỏi đơn giản.

Trẻ trả lời được các câu hỏi như: cái gì, ở đâu? Có/không?. Sau giai đoạn này, trẻ sẽ nói được và sẽ tạo đà cho trẻ phát triển được rất nhiều các câu phức tạp, hình thành được các câu chuyện dài với nội dung khá logic.

Từ 3 – 4 tuổi: trẻ nói được các câu phức tạp trẻ bắt đầu sử dụng các ngôn ngữ ấy một cách khá tốt. Tự kiểm soát được cường độ giọng nói, xây dựng ngữ điệu như người lớn, thường hỏi cái gì, ở đâu, tại sao…


Dấu hiệu cho thấy bé chậm nói

Bé sơ sinh không đáp ứng với âm thanh hoặc không phát ra âm thanh nào thì đặc biệt cần chú ý. Từ 12 đến 24 tháng, những trẻ có dấu hiệu sau cần chú ý:

Không sử dụng điệu bộ, cử chí, chẳng hạn chỉ hoặc vẫy tay bye-bye khi được 12 tháng tuổi

Thích dùng cử chỉ hơn là lời nói để giao tiếp khi đến 18 tháng tuổi

Không bắt chước được âm thanh khi 18 tháng tuổi

Có khó khăn trong việc hiểu các yêu cầu đơn giản

Bạn nên đưa bé đi khám nếu trẻ trên 2 tuổi:

Chỉ có thể bắt chước âm thanh hoặc hành động và không tự mình phát âm từ hoặc các cụm từ

Chỉ nói một số âm thanh hoặc từ nào đó lặp đi lặp lại và không thể sử dụng ngôn ngữ nói để trò chuyện ngoài những nhu cầu thiết yếu

Không thể tuân theo các chỉ dẫn đơn giản

Có giọng nói khác thường (nghe như giọng mũi hoặc the thé)

Khó khăn trong việc hiểu ở tuổi này. Cha mẹ phải hiểu được khoảng một nửa số từ trẻ nói ra khi 2 tuổi và khoảng 3/4 vào lúc 3 tuổi. Vào năm trẻ lên 4, thậm chí người lạ cũng phải hiểu được trẻ nói gì.

Những nguyên nhân khiến trẻ chậm nói

Nhiều nguyên nhân có thể khiến trẻ chậm phát triển khả năng nói và ngôn ngữ. Đôi khi chỉ là do trục trặc trong vòm miệng, như với lưỡi hoặc hàm ếch. Dây hãm ngắn cũng có thể hạn chế cử động của lưỡi khiến trẻ khó nói…

Trục trặc trong khả năng nghe cũng thường có liên quan đến việc chậm nói, đó là lý do ví sao trẻ nên được bác sĩ tai mũi họng kiểm tra khi có vấn đề về nói. Trẻ khó nghe cũng sẽ gặp khó khăn trong việc hiểu, bắt chước và sử dụng ngôn ngữ.

Ngoài ra, trẻ chậm nói còn có nguyên nhân do tâm lý. Nguyên nhân tâm lý là do gia đình hoặc quá cưng chiều, hay bỏ bê trẻ, hoặc đã xảy ra một biến cố nào đó làm ảnh hưởng đến tâm lý trẻ.


Cha mẹ có thể làm gì

Trước tiên cha mẹ, người thân cần chú ý chăm sóc, quan tâm phát triển kỹ năng ngôn ngữ ở trẻ phù hợp với độ tuổi, và cần can thiệp sớm khi thấy trẻ có dấu hiệu bất thường về phát triển ngôn ngữ.

Các biểu hiện bất thường về phát triển ngôn ngữ ở trẻ:

Không đáp ứng với giọng nói hay những âm thanh to khi bé 6 – 8 tuần tuổi.

Không cười với giọng nói của cha mẹ lúc 2 tháng.

Không quan tâm đến người và vật xung quanh lúc 3 tháng.

Không quay đầu theo hướng âm thanh lúc 4 tháng.

Không cười tự phát lúc 6 tháng.

Không bập bẹ lúc 8 tháng.

Không nói được từ đơn lúc bé 2 tuổi.

Không nói được một câu đơn giản khi bé 3 tuổi.

Nếu thấy trẻ có một trong những biểu hiện trên, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để các bác sĩ kiểm tra. Tùy theo mức độ chậm nói và độ tuổi của trẻ các bác sĩ sẽ có nhiều hình thức can thiệp khác nhau như tư vấn, hướng dẫn cha mẹ huấn luyện ngôn ngữ cha mẹ tại gia đình, hoặc cần kết hợp chuyên gia ngôn ngữ, tâm lý và bác sĩ để can thiệp thúc đẩy ngôn ngữ ở trẻ.

Đối với trẻ chậm nói do nguyên nhân thực thể, đa phần là do trẻ có vấn đề về thính lực. Các bác sĩ phải điều trị về thính lực cho trẻ. Đối với trẻ bị điếc nhẹ và điếc trung bình thì việc điều trị trước 5 tuổi rất có hiệu quả. Trong những trường hợp điếc do viêm tai, thủng màng nhĩ, trẻ sẽ được điều trị bằng phẫu thuật, vá màng nhĩ để nâng sức nghe. Với những trường hợp không nghe lại được thì phải can thiệp bằng cách đeo máy nghe.

Chăm sóc phát triển ngôn ngữ ở trẻ tập nói

Cha mẹ cần quan tâm chăm sóc thúc đẩy kỹ năng ngôn ngữ ở trẻ tùy theo độ tuổi. Trẻ có thể nghe và hiểu từ rất sớm, trước khi trẻ có thể tự nói.

Do đó cha mẹ cần khuyến khích trẻ tập nói.

Cần thường xuyên nói chuyện với trẻ, đọc sách cho trẻ nghe, khuyến khích trẻ tập trung vào bạn, vào đồ vật nào đó mà bạn muốn nói đến. Nên nói đến những vật có trước mặt, hay những điều đang xảy ra. Không ép trẻ phải nói nhưng nhớ đưa ra lời khen khi trẻ tập nói. Chú ý lắng nghe, cho con bạn có thời gian để thực hiện những lời trẻ sắp nói, cũng như thường xuyên đưa ra lời động viên như: “Con nói giỏi lắm”, giúp trẻ mạnh dạn tập nói.

Nên dạy cho trẻ những từ đơn giản, dễ hiểu. Tốt nhất là dạy trẻ nói dựa theo những tình huống xảy ra hàng ngày, tạo nhiều tình huống khác nhau khi nói về một từ nào đó. Tập cho con bạn biết nghe các âm thanh khác nhau hay tập cho con giao tiếp qua những hình ảnh hay điệu bộ cũng là cách giúp cho trẻ tập nói tốt. Không nên cho trẻ xem ti vi quá nhiều, cần kiểm soát thời gian và chương trình ti vi. Cha mẹ nên cùng xem với trẻ các chương trình như phim hoạt hình, ca nhạc và bình luận về các tình tiết, nhân vật, hội thoại trong phim để giúp trẻ xây dựng phản xạ ngôn ngữ.

Khi nhận thấy trẻ có bất kỳ những dấu hiệu cho thấy chúng chậm nói, các bậc phụ huynh trước tiên cũng đừng nên lo lắng quá, mà hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa Nhi để các bác sĩ kiểm tra. Tuỳ theo mức độ chậm nói và độ tuổi của trẻ các bác sĩ sẽ có can thiệp phù hợp để cải thiện tình trạng chậm nói ở trẻ. Tùy theo mức độ chậm nói và độ tuổi của trẻ các bác sĩ sẽ có nhiều hình thức can thiệp khác nhau như tư vấn, hướng dẫn phụ huynh luyện nói cho trẻ. Phụ huynh cần phối hợp với bác sĩ để can thiệp thúc đẩy phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

Ngoài ra, nếu bạn mong muốn cho trẻ được luyện tập nhiều hơn với các phương pháp khoa học và can thiệp ở thời điểm vàng, lựa chọn học cùng giáo viên dạy trẻ đặc biệt tại nhà là một trong những cách mà bạn có thể quan tâm. Điểm đặc biệt của phương pháp này chính là nó sẽ diễn ra hoàn toàn tại nhà của bạn, các bé khi tiếp cận sẽ không có tâm lý khó chịu hay bị kích động với người lạ, bởi đã có bố mẹ ở sau và hỗ trợ cho các bé bất kỳ lúc nào. Khi được điều trị đúng thời điểm cũng như được luyện tập các phản xạ ngôn ngữ thường xuyên, các bé sẽ có thể dần làm quen và biến những phản xạ trong quá trình luyện tập thành thói quen, cùng với đó là sự hỗ trợ và hướng dẫn nhiệt tình của đội ngũ giáo viên chuyên nghiệp và chất lượng đến từ Daykemtainha.vn, tốc độ cải thiện các phản ứng với ngôn ngữ của trẻ cũng sẽ được nâng cao đáng kể.

Thấu hiểu được những khó khăn và đồng cảm với các bậc phụ huynh đang trong quá trình nuôi dưỡng trẻ đặc biệt như tự kỷ, chậm nói… trung tâm chúng tôi mong rằng sẽ có thể được đồng hành cùng bố mẹ và các bé vượt qua giai đoạn khó khăn này. Lựa chọn phương pháp học tại nhà cho con có lẽ sẽ còn khá mới mẻ với nhiều người, thế nhưng những ưu điểm mà nó mang lại là điều không thể chối cãi. Thay vì phải đưa các bé đến những trung tâm xa xôi, đối mặt với kẹt xe và khói bụi sẽ không thể tránh khỏi những lần chán chường và khiến các bé khó chịu, giờ đây với phương pháp học này, bạn chỉ cần ngồi tại nhà, truy cập vào danh sách giáo viên và lựa chọn, sau đó đăng ký với trung tâm khóa học cho con, vậy là tiết kiệm được thời gian cũng như chi phí hơn đúng không nào? Mọi thắc mắc của bạn sẽ đều được giải đáp tận tình bởi trung tâm. Chỉ cần bạn yên tâm tin tưởng lựa chọn và đăng ký khóa học cho trẻ chậm nói tại nhà của Daykemtainha.vn, chúng tôi chắc chắn sẽ mang lại cho bạn và các bé những trải nghiệm khó quên nhất.

DANH SÁCH GIÁO VIÊN CHO PHỤ HUYNH LỰA CHỌN:

https://www.daykemtainha.vn/gia-su?mon-hoc=t%E1%BB%B1%20k%E1%BB%B7



  • Bài viết khác