HỆ THỐNG WEBSITE VÀ ỨNG DỤNG daykemtainha.vn

DẤU HIỆU VÀ CÁCH CAN THIỆP CHO TRẺ CHẬM NÓI, TĂNG ĐỘNG GIẢM TẬP TRUNG

(18/03/2021)

Chậm nói, kém tập trung là khó khăn mà hầu hết các trẻ tăng động gặp phải trong những năm tháng đầu đời. Sự bốc đồng, hiếu động quá mức khiến trẻ khó tập trung để học hỏi các kỹ năng mới cũng như phát triển khả năng ngôn ngữ. Chính vì vậy, cha mẹ cần quan tâm và nhận biết sớm những dấu hiệu trẻ chậm nói tăng động để giúp con bắt kịp với bạn bè cùng trang lứa. Cùng Daykemtainha.vn tìm hiểu rõ hơn ở bài viết dưới đây nhé.

Tại sao trẻ tăng động giảm chú ý (ADHD) thường bị chậm nói?

Nghiên cứu chỉ ra rằng, có đến 1/3 trẻ tăng động giảm chú ý có các dấu hiệu chậm nói được nhận biết sớm khi mới 9 tháng tuổi, 2/3 trường hợp còn lại thường gặp khó khăn về ngôn ngữ từ 18 tháng tuổi trở đi.

Các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh cho thấy, trẻ tăng động giảm chú ý có khác biệt nhất định về kích thước của một số vùng não bộ, thường gặp là thùy trán – khu vực chi phối khả năng suy luận logic, thực hiện các hành động và tư duy ngôn ngữ. Ngoài ra sự thay đổi nồng độ của một số chất dẫn truyền thần kinh như GABA, Dopamine… ở trẻ tăng động cũng ảnh hưởng đến sự tập trung chú ý, khả năng tiếp thu và bắt chước ngôn ngữ, trẻ chậm nói và khó đạt tới những cột mốc phát triển chung.

Dấu hiệu nhận biết trẻ chậm nói tăng động kém tập trung


Trẻ dưới 1 tuổi

- Không phản ứng lại với những âm thanh xung quanh, không bập bẹ, không đáp lại khi được gọi tên hoặc nói chuyện.

Trẻ dưới 2 tuổi

- Không tìm cách giao tiếp với mọi người xung quanh ngay cả khi cần giúp đỡ.

- Không phản xạ nhanh khi được gọi tên.

- Không nhận biết hoặc gọi tên được những đồ vật trong nhà, các bộ phận trên cơ thể.

- Không chủ động phát triển thêm vốn từ vựng sẵn có, chỉ lặp lại lời người lớn khi được yêu cầu nói theo.

- Trẻ nói ít hơn 50 từ và không nói nhiều từ ghép.

Trẻ từ 2 tuổi trở lên

- Không biết sử dụng những ngôi xưng (con, cháu, em…) khi giao tiếp.

- Từ vựng ít, thường dưới 450 từ, không nói được câu ngắn, khó khăn trong việc thể hiện những nhu cầu cá nhân và phản hồi lại những yêu cầu.

- Trẻ thường không nói theo chủ đề và hay ngắt lời người khác khi đang nói chuyện hoặc không bắt kịp câu chuyện.

- Trẻ từ 3 tuổi trở lên không tự kể 1 câu chuyện đơn giản, khó sắp xếp từ ngữ để nói thành những câu dài, vốn từ vựng ít hơn 1000 từ.

Trẻ chậm nói, tăng động giảm chú ý thường gặp phải khó khăn gì?

Mặc dù chậm nói tăng động thường không ảnh hưởng đến trí tuệ của trẻ nhưng có thể gây ra một số khó khăn trong sinh hoạt và học tập như sau:

- Trẻ khó bày tỏ được những mong muốn và nhu cầu cá nhân nên dễ bị tự ái, tủi thân, cáu gắt, khó kiềm chế cảm xúc. Trẻ có thể bị bạn bè chọc ghẹo, xa lánh vì những cảm xúc tiêu cực này.

- Tăng động kém tập trung và chậm nói làm ảnh hưởng đến kết quả học tập của trẻ, do trẻ dễ bỏ lỡ bài giảng hoặc thường khó khăn với những bài kiểm tra yêu cầu diễn đạt bằng lời nói.

- Trẻ tăng động, nghịch ngợm nhiều làm ảnh hưởng đến giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, hay quấy khóc giật mình.

Cách dạy trẻ chậm nói tăng động cha mẹ nên áp dụng sớm

Việc giáo dục hành vi và dạy trẻ nói cần có sự kiên trì và phối hợp của gia đình và nhà trường. Dưới đây là những lời khuyên trong việc dạy trẻ tăng động chậm nói:

- Dành thời gian chơi cùng và trò chuyện với trẻ - “chơi mà học, học mà chơi” vừa giúp con cải thiện khả năng tập trung chú ý, tính kiên trì trong mỗi trò chơi, đồng thời giúp cải thiện khả năng ngôn ngữ, tăng vốn từ vựng. Khi chơi cùng trẻ, cha mẹ hãy gợi ý và khuyến khích con nói nhiều hơn và phát huy khả năng sáng tạo

- Thường xuyên đọc sách hoặc hát cho trẻ nghe, khuyến khích trẻ nhắc lại những câu chuyện, lời hát để trẻ học nói tốt hơn và phát huy khả năng sáng tạo


- Lập thời gian biểu cho trẻ: trẻ chậm nói, tăng động giảm chú ý thường gặp khó khăn khi tự lên kế hoạch và sắp xếp công việc. Do đó, cha mẹ cần giúp trẻ lên một danh sách chi tiết về những công việc hàng ngày và khuyến khích trẻ thực hiện theo. Khi cha mẹ cùng trẻ thực hiện những công việc này nên “tường thuật” lại bằng lời nói để trẻ học nói

- Giữ thái độ nhẹ nhàng, vui vẻ khi dạy trẻ chậm nói tăng động: trẻ tăng động không tránh khỏi những lỗi sai trong sinh hoạt và học tập, do đó cha mẹ và thầy cô nên nhẹ nhàng phân tích và nhắc nhở để trẻ nhận thức những hành vi này, không nên cáu gắt hay nóng vội, bởi như vậy sẽ khiến trẻ dễ phát sinh tâm lý chống đối

- Khen ngợi khi trẻ thực hiện tốt: lời khen chân thành và những phần thưởng nhỏ sẽ khiến trẻ thích thú hơn khi thực hiện theo hướng dẫn và học nói nhanh hơn

- Giúp trẻ mở rộng vốn từ vựng: tùy theo từng lứa tuổi, cha mẹ nên dạy trẻ nói về các chủ đề đa dạng và bắt đầu bằng những từ ngữ đơn giản và tăng dần mức độ

- Khuyến khích trẻ tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa để tăng khả năng giao tiếp của trẻ, lựa chọn những môn thể thao phù hợp với lứa tuổi như: bóng đá, bóng rổ…

- Nhờ đến sự trợ giúp của thầy cô ở trường: cha mẹ nên trao đổi với các thầy cô chủ nhiệm để có những biện pháp hỗ trợ như cho trẻ ngồi bàn đầu, ngồi cạnh các trẻ có khả năng ngôn ngữ tốt, khuyến khích trẻ đọc bài trước lớp, giảm bớt áp lực về thời gian trong các bài kiểm tra…

- Cân nhắc cho bé tham gia một số liệu trình ngôn ngữ do các chuyên gia ngôn ngữ hướng dẫn nếu trẻ có những khiếm khuyết ở cơ quan phát âm và tiếp nhận âm thanh.

Dạy trẻ chậm nói tưởng chừng như đơn giản nhưng nếu không có cách dạy cũng như phương pháp đúng thì sẽ không đem lại hiệu quả cao. Có nhiều phương cách dạy trẻ chậm nói, mỗi cách sẽ mang lại một hiệu quả riêng. Nhưng nhìn chung, tất cả đều đòi hỏi sự kiên trì và nhẫn nại của ba mẹ. Ba mẹ là người đóng vai trò quan trọng trong việc dạy trẻ chậm nói và thúc đẩy phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Do đó, ba mẹ cần khuyến khích trẻ tập nói ngay từ khi trẻ còn nhỏ. Nếu bạn đã thử qua nhiều phương pháp mà tình trạng của trẻ không được cải thiện, đừng ngần ngại tìm đến Daykemtainha.vn để được tư vấn nhé. Trung tâm xin hân hạnh được mang đến một phương pháp vô cùng mới mẻ nhưng lại được nhiều phụ huynh lựa chọn cho con mình, đó là giúp trẻ chậm nói được can thiệp sớm nhờ các giáo viên dạy trẻ đặc biệt tại nhà. 

Với đầy đủ sự tiện lợi mà phương pháp này mang lại như: tiết kiệm thời gian di chuyển, tiết kiệm chi phí đi lại, linh động về giờ giấc cho các bố mẹ cũng như tạo cho con trẻ một không gian thoải mái và không bị kích động, quấy khóc khi ở cùng người lạ,... trung tâm hy vọng rằng sẽ giúp các bậc cha mẹ có thêm một sự lựa chọn cho con trẻ. Can thiệp cho trẻ chậm nói đúng thời điểm sẽ giúp rút ngắn thời gian hơn rất nhiều trong việc điều trị và giúp trẻ phần nào hòa nhập tốt hơn với những bạn bè đồng trang lứa. 

Qua nhiều năm thành lập, chúng tôi hiểu rõ được tâm tư nguyện vọng của những bậc cha mẹ mà con mình mắc phải bệnh chậm nói, việc có thêm một người gia sư uy tín, chất lượng chính là điều cần thiết nhất ngay lúc này. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào cần được giải đáp cũng như cần tư vấn về khóa học cho trẻ chậm nói cho con mình, đừng chần chừ mà liên hệ ngay với Daykemtainha.vn nhé. Chúng tôi chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng.

DANH SÁCH GIÁO VIÊN CHO PHỤ HUYNH LỰA CHỌN:

https://www.daykemtainha.vn/gia-su?mon-hoc=t%E1%BB%B1%20k%E1%BB%B7



  • Bài viết khác