CHẬM NÓI VÀ TĂNG ĐỘNG LIỆU CÓ PHẢI LÀ DẤU HIỆU TỰ KỶ Ở TRẺ?
(06/02/2021)
Chậm nói là một trong những dấu hiệu khá điển hình của hội chứng tự kỷ. Tuy nhiên không phải lúc nào trẻ chậm nói cũng là tự kỷ. Tìm hiểu kỹ về các dấu hiệu chậm nói và tự kỷ ở trẻ sẽ giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ các phương pháp can thiệp cho trẻ phù hợp. Cùng Daykemtainha.vn tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây nhé.
Xã hội càng phát triển thì mô hình bệnh tật càng có nhiều thay đổi. Điển hình trong mô hình bệnh tật mà rất nhiều cha mẹ đang lo ngại và quan tâm đó là chứng tự kỷ ở trẻ. Tuy nhiên liên quan đến chứng bệnh này nếu không thực sự hiểu rõ thì việc nhìn nhận sẽ khiến cha mẹ đôi khi thái quá hoặc có khi lại quá thờ ơ với những biểu hiện khác thường ở con và chưa thấy hết được tầm quan trọng khi các con được hỗ trợ can thiệp sớm và kịp thời.
Trẻ chậm nói có phải là tự kỷ?
Chậm nói là một trong những dấu hiệu khá điển hình của hội chứng tự kỷ. Tuy nhiên không phải lúc nào trẻ chậm nói cũng là tự kỷ.
Trẻ chậm nói có thể chia làm hai dạng:
Chậm nói thông thường và chậm nói do khiếm khuyết về sự phát triển của não bộ - chứng tự kỷ. Nếu bên cạnh việc chậm nói thông thường trẻ có thêm một vài các biểu hiện như khả năng hiểu lời của trẻ không tốt, khó ngủ, giấc ngủ không sâu, hành vi bất thường lặp lại, khó hòa nhập, thích một mình thì cha mẹ cần đưa trẻ đến khám tại các cơ sở chuyên khoa tâm bệnh để làm test tâm lý và loại trừ. Còn nếu trẻ chỉ bị chậm nói thông thường thì cha mẹ có thể dạy bé phát triển ngôn ngữ tại nhà hoặc cho bé tiếp xúc với cộng đồng như đi lớp, không cho trẻ sử dụng máy tính, điện thoại và các thiết bị điện tử.
Trẻ tăng động khiến cha mẹ lo ngại có mắc chứng tự kỷ?
Tăng động giảm chú ý là rối loạn phát triển thường gặp, có thể ảnh hưởng đến tất cả các khía cạnh cuộc sống của một đứa trẻ. Đây không phải là rối loạn tự kỷ, tuy nhiên, khoảng 2/3 số trẻ tăng động có ít nhất một triệu chứng giống với trẻ tự kỷ và đến một nửa trẻ tự kỷ cũng có những triệu chứng ở trẻ tăng động.
Triệu chứng tăng động giảm chú ý có thể làm chậm chẩn đoán rối loạn tự kỷ
Trong một nghiên cứu quan trọng tại bệnh viện nhi Boston – Mỹ đã chỉ ra rằng:
- Cứ 10 trẻ mắc chứng tự kỷ thì có đến 20% trẻ đã từng mắc phải chứng tăng động, giảm chú ý.
- Trẻ em mắc chứng tăng động sẽ khiến cho các chẩn đoán tự kỷ của chuyên gia chậm lại trung bình 3 năm.
- Sau 6 tuổi, trẻ tăng động có nguy cơ mắc phải chứng tự kỷ cao gấp 30 lần
Sự thiếu tập trung, bốc đồng ở trẻ tăng động bao giờ cũng biểu hiện rõ ràng hơn so với các dấu hiệu khó khăn trong tương tác xã hội, giao tiếp, hành vi lặp lại ở trẻ tự kỷ. Kết quả là các triệu chứng của tăng động giảm chú ý đã làm lu mờ các dấu hiệu của rối loạn tự kỷ dẫn tới sự khó khăn đặc biệt để nhận ra trẻ có bị tự kỷ hay không?
Và điều này đã gây ra một sự chậm trễ đáng kể trong việc chẩn đoán rối loạn tự kỷ ở trẻ. Đó cũng là lý do chính tại sao phải mất trung bình tới 3 năm mới phát hiện ra trẻ thực sự bị tự kỷ hay tăng động đơn thuần. Hiểu theo một cách khác thì 3 năm này chính là khoảng thời gian vàng cho sự tiếp nhận điều trị ở trẻ cũng như tạo nên một sự khác biệt lớn trong tương lai của mỗi trẻ.
Não bộ đóng vai trò thiết yếu trong quá trình phát triển của trẻ
Phát triển tâm vận động ở trẻ em là quá trình liên tục ngay từ sau khi sinh ra đến tuổi trưởng thành. Trình tự của các lĩnh vực phát triển là giống nhau ở mọi trẻ em, nhưng có thể khác nhau về tốc độ. Quá trình này có sự liên quan mật thiết với sự phát triển của não bộ - sự hoàn thiện và trưởng thành của hệ thần kinh, đồng thời chịu ảnh hưởng của môi trường nuôi dưỡng.
Việc hỗ trợ phát triển não bộ của trẻ để hình thành ngôn ngữ - cải thiện tình trạng chậm nói, rối loạn giấc ngủ, rối loạn ăn uống, rối loạn hành vi,...giải pháp hiệu quả là đi thẳng vào yếu tố bên trong phải sử dụng các sản phẩm đặc hiệu bổ não kết hợp với yếu tố bên ngoài là môi trường, gia đình, nhà trường và xã hội.
Cách tốt nhất để biết chính xác trẻ có phải bị tự kỷ không là cha mẹ nên đưa trẻ thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín, có chuyên môn cao trong lĩnh vực phát hiện và điều trị tự kỷ ở trẻ. Sau khi đã xác định nguyên nhân trẻ chậm nói là vì tự kỷ, cha mẹ nên làm theo các hướng dẫn của bác sĩ tâm lý cũng như điều chỉnh chế độ chăm sóc và nuôi dưỡng các bé cho phù hợp hơn. Bên cạnh đó, nếu bạn bận rộn và không thể dành nhiều thời gian để có thể quán xuyến công việc gia đình nhưng vẫn mong muốn giúp con mình phát triển sức khỏe tinh thần một cách tốt nhất, hãy liên hệ với Daykemtainha.vn. Tại đây, chúng tôi sẽ đồng hành cùng bạn và kết nối với các giáo viên dạy trẻ đặc biệt. Trẻ chậm nói xuất phát từ tự kỷ cần có một phương pháp can thiệp và điều trị thích hợp để có thể cải thiện khả năng ngôn ngữ. Là một trong những trung tâm tiên phong trong lĩnh vực giáo dục cho trẻ đặc biệt, các giáo viên sẽ đồng hành và hỗ trợ các bé hết sức mình.
Đặc biệt hơn, quá trình điều trị và dạy học này sẽ diễn ra hoàn toàn tại nhà, mang lại cảm giác an toàn cho các bé, tránh kích động tâm lý cũng như giúp các bậc phụ huynh an tâm phần nào. Quan sát sự thay đổi của con mình mỗi ngày cũng là một động lực và niềm vui của các bố mẹ, thấu hiểu tâm tư này, trung tâm luôn nỗ lực hết sức mình để giúp các bé tiếp nhận phương pháp một cách thoải mái và hiệu quả nhất, từ đó lấy lại được khả năng ngôn ngữ vốn có của mình. Giao tiếp giữa cha mẹ và con cái là sợi dây gắn kết vô cùng quan trọng, không chỉ giúp con bày tỏ tâm tư và suy nghĩ, mà cha mẹ cũng sẽ thấu hiểu con dễ dàng hơn, từ đó gắn kết tình cảm gia đình.
Hãy liên hệ với Daykemtainha.vn để được tư vấn giáo dục cho trẻ tự kỷ và chọn ra giáo viên dạy trẻ đặc biệt phù hợp nhất cho con bạn.
DANH SÁCH GIÁO VIÊN CHO PHỤ HUYNH LỰA CHỌN:
https://www.daykemtainha.vn/gia-su?mon-hoc=t%E1%BB%B1%20k%E1%BB%B7
- Bài viết khác
- SỚM NHẬN BIẾT CÁC DẬU HIỆU ĐỂ TRÁNH RỐI LOẠN, TRẦM CẢM Ở TRẺ ( 31/05/2022 )
- SỚM NHẬN BIẾT CÁC DẬU HIỆU ĐỂ TRÁNH RỐI LOẠN, TRẦM CẢM Ở TRẺ - P2 ( 31/05/2022 )
- TRẺ CHẬM NÓI HOẶC CHẬM PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ ( 31/05/2022 )
- THIỀN ĐỊNH CÓ GIÀNH CHO TRẺ MẮC HỘI CHỨNG ADHD? ( 05/04/2022 )
- CÁC VẤN ĐỀ GIẤC NGỦ XUẤT HIỆN Ở TRẺ TỰ KỶ - P2 ( 05/04/2022 )
- CÁC VẤN ĐỀ GIẤC NGỦ XUẤT HIỆN Ở TRẺ TỰ KỶ - P1 ( 05/04/2022 )
- ADHD LÀ GÌ? - P3 ( 26/01/2022 )
- ADHD LÀ GÌ? - P2 ( 26/01/2022 )
- ADHD LÀ GÌ? - P1 ( 26/01/2022 )