HỆ THỐNG WEBSITE VÀ ỨNG DỤNG daykemtainha.vn

TRẺ CHẬM NÓI LIỆU CÓ PHẢI BỊ TỰ KỶ?

(31/01/2021)

Nhiều gia đình khi thấy con chậm nói và đưa trẻ đi khám đều rất lo lắng về việc con mắc chứng tự kỷ. Vì khi cha mẹ tìm hiểu những dấu hiệu của tự kỉ thì thấy rằng chậm nói là một trong các biểu hiện của bệnh. Thế nhưng liệu điều này có chính xác hay không, cùng Daykemtainha.vn tìm hiểu ngay dưới đây nhé.

Trẻ tự kỷ thường gặp khó khăn về các kỹ năng ngôn ngữ – giao tiếp. Khoảng 40% trẻ tự kỉ không có giao tiếp bằng lời nói, khoảng 25 – 30% trẻ tự kỷ có thể nói được một vài từ, cụm từ khi được 12 – 18 tháng và sau đó lại không nói được nữa[1]. Để chẩn đoán chính xác một trẻ mắc tự kỷ cần rất nhiều thời gian quan sát, đánh giá và việc chẩn đoán nhầm trẻ có rối loạn ngôn ngữ thành trẻ bị tự kỷ là có thể xảy ra. Một trẻ khi có các dấu hiệu của tự kỉ thì cần được theo dõi và can thiệp trong một khoảng thời gian, trước khi trẻ được chẩn đoán chính xác là có mắc tự kỷ .Trước khi tìm hiểu về điểm giống và khác nhau của 2 dạng rối loạn phát triển, các cha mẹ cần hiểu thế nào là  rối loạn phổ tự kỷ  và chậm nói đơn thuần 

Sau đây là sự giống và khác nhau về các dấu hiệu của Chậm nói đơn thuần và Rối loạn phổ tự kỷ.

Giống nhau:

Mốc phát triển về ngôn ngữ cảm nhận (hiểu ngôn ngữ) và/hoặc ngôn ngữ diễn đạt (lời nói/cử chỉ) chậm hơn so với lứa tuổi

Các dấu hiệu về trẻ không hiểu lời nói và không có ngôn ngữ diễn đạt:

Không làm theo các hiệu lệnh

Lặp lại lời nói hoặc câu hỏi của mọi người

Trả lời không đúng với nội dung của câu hỏi

Vốn từ hạn chế và các câu nói có cấu trúc giống nhau

Có vẻ không chú ý khi có người khác nói chuyện với trẻ


Khác nhau:

Trẻ tự kỷ thường có các dấu hiệu kèm theo đó là:

Tương tác xã hội kém: thích chơi 1 mình, ít hoặc gần như không giao tiếp mắt, ít chia sẻ đồ chơi/cảm xúc, không biết chơi theo lượt,…

Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ không lời và hiểu ngôn ngữ không lời kém: không biết chỉ tay vào đồ vật để thể hiện trẻ muốn gì, không có hoặc ít các biểu cảm trên khuôn mặt, không hiểu các biểu cảm trên khuôn mặt của người khác (nhíu mày, nhăn mặt).

Có các hành vi và sở thích bất thường: chỉ thích các bộ phận của đồ vật (bánh xe, cánh quạt quay); dễ cáu gắt khi có những thay đổi trong các hoạt động hàng ngày; thích quay tròn, nhìn các đồ vật quay tròn; chơi đồ chơi chỉ theo 1 cách nhất định,…

Phát triển ngôn ngữ không đồng đều: Khi nói về chủ đề yêu thích của trẻ thì trẻ có thể lắng nghe và trả lời các câu hỏi khá tốt, trẻ có thể lặp lại những gì đã được nghe trước đó nhưng trẻ gặp khó khăn trong việc mô tả, kể lại những sự việc đã xảy ra, hay diễn tả những suy nghĩ mong muốn của mình một cách mạch lạc. Đặc biệt trẻ gặp khó khăn rất nhiều trong việc hội thoại, trong các cuộc chuyện trò cùng các bạn.

Trẻ chậm nói:

Trẻ chậm nói nhưng vẫn hiểu hết những gì người khác nói: Hiểu và làm theo các hiệu lệnh, vẫn có khả năng hiểu và tham gia các hoạt động chơi cùng các bạn

Chậm nói vẫn có các tương tác với mọi người xung quanh tốt: rủ mọi người chơi cùng, chú ý – quan sát khi mọi người thực hiện 1 việc gì xung quanh mình, biết nhờ người khác giúp đỡ.

Trẻ có chậm phát triển ngôn ngữ có thể kém trong ngôn ngữ hiểu và ngôn ngữ diễn đạt nhưng các biểu hiện về ngôn ngữ không lời như chỉ tay, kéo tay, thực hiện các hành động để thu hút sự chú ý thì vẫn có và có thể khá tốt.

Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ không có các hành vi, sở thích bất thường.


Nếu được trị liệu tốt, dần dần trẻ có thể bắt kịp được các bạn cùng lứa tuổi mà không gặp vấn đề về nói hoặc hiểu ngôn ngữ. Những vấn đề rối loạn ngôn ngữ có thể còn kéo dài đến khi trẻ đi học, tuy nhiên, những vấn đề đó không quá ảnh hưởng đến sinh hoạt của trẻ.

Trên đây là các dấu hiệu sẽ giúp các cha mẹ nhận biết rõ hơn thế nào là trẻ có các dấu hiệu tự kỷ và trẻ có rối loạn phát triển ngôn ngữ (chậm nói). Nếu cha mẹ phát hiện con mình có vấn đề ở bất cứ lĩnh vực nào – ngôn ngữ, vận động, trẻ không nhìn mắt, không chơi cùng bạn – thì nên cho con đi khám ngay để được đánh giá và can thiệp sớm.

Việc tìm hiểu kỹ về dấu hiệu chậm nói ở trẻ sẽ giúp bạn can thiệp cho con đúng thời điểm. Tuy nhiên, nếu bạn không phải là một người khá bận hay bạn không thể thực hiện việc tổng hợp thông tin chính xác và có cái nhìn toàn vẹn về căn bệnh đặc biệt của trẻ, hãy yên tâm nhường lại phần việc khó khăn này cho các giáo viên dạy trẻ đặc biệt tại nhà đảm nhiệm bạn nhé. Đến với Daykemtainha.vn, chúng tôi hy vọng phương pháp dạy và học đặc biệt tại nhà này sẽ phần nào giúp quý cha mẹ có thể đến gần hơn với các bé con nhà mình, xóa bỏ rào cản bấy lâu vẫn tồn tại giữa những tâm hồn đang tìm sự đồng điệu. Kết nối đến trái tim của trẻ là chuyện không đơn giản, nhưng nếu chúng ta cùng nhau nỗ lực, chúng tôi tin chắc rằng các bé sẽ sớm nhìn thấy được tấm lòng và tình yêu thương mà mọi người xung quanh dành cho bé.

Cùng trẻ học tại nhà sẽ là một môi trường thuận lợi để mang lại cho các bé cảm giác an toàn và thoải mái. Việc tiếp nhận các phương pháp điều trị và dạy học từ cả bác sĩ chuyên khoa lẫn giáo viên đã được nghiên cứu qua nhiều năm của bé cũng sẽ được trung tâm thiết kế một cách kỹ càng và tỉ mỉ, từ đó giúp hiệu quả can thiệp cho trẻ đạt được một cách tốt nhất. 

Luôn cố gắng hết sức để được đồng hành cùng cha mẹ và các con trên hành trình tìm đến hạnh phúc, đội ngũ giáo viên dạy trẻ đặc biệt tại nhà của Daykemtainha.vn luôn giữ vững niềm tin suốt 10 năm qua rằng, với trình độ chuyên môn được đào tạo tốt, các giáo viên sẽ là người bạn hỗ trợ bạn đắc lực trong việc tìm ra phương pháp tiếp cận trẻ một cách phù hợp nhất. Chính vì thế, quý phụ huynh sẽ hoàn toàn yên tâm khi để con học cùng gia sư của trung tâm. Qua nhiều năm thành lập, chúng tôi hiểu rõ được tâm tư nguyện vọng của những bậc cha mẹ chẳng may con bị tự kỷ, một người gia sư uy tín, chất lượng chính là điều cần thiết nhất ngay lúc này. Hãy liên hệ với chúng tôi qua đường link dưới đây để được tư vấn giáo dục cho trẻ tự kỷ và chọn ra gia sư phù hợp nhất cho con bạn.

DANH SÁCH GIÁO VIÊN CHO PHỤ HUYNH LỰA CHỌN:

https://www.daykemtainha.vn/gia-su?mon-hoc=t%E1%BB%B1%20k%E1%BB%B7



  • Bài viết khác