ĐIỀU TRẺ TỰ KỶ MONG MUỐN BẠN THẤU HIỂU
(24/01/2021)
Trẻ tự kỷ nào cũng đều có những suy nghĩ và cảm xúc riêng của chúng, thế nhưng việc bày tỏ và thể hiện thì lại vô cùng khó khăn với các con. Chúng cần người lớn chúng ta quan tâm và thấu hiểu một cách tinh tế chứ không chỉ là những câu hỏi dồn ép các bé phải trả lời. Dó đó, Daykemtainha.vn gửi đến bạn một vài suy nghĩ và tâm tư mà các trẻ tự kỷ mong muốn chúng ta có thể thấu hiểu và giúp các bé hòa nhập và phát triển một cách tốt hơn.
1. Con là một đứa trẻ toàn diện.
Chứng tự kỷ là một phần của con, nó không quyết định con là người như thế nào. Bố mẹ chỉ có một đặc điểm, hay là một con người suy nghĩ, cảm xúc, sở thích, ý tưởng, tài năng và ước mơ? Bố mẹ có béo (thừa cân), cận thị (đeo kính) hay vụng về (hậu đậu)? Đó có thể là những gì con thấy đầu tiên khi gặp bố mẹ, nhưng bố mẹ đâu chỉ có vậy, đúng không?
Là người trưởng thành, bố mẹ kiểm soát được cách thể hiện bản thân. Nếu bố mẹ muốn trau dồi một khả năng nổi bật, bố mẹ hoàn toàn có thể. Nhưng, là một đứa trẻ, con vẫn đang phát triển. Cả bố mẹ lẫn bản thân con đều chưa biết hết khả năng của con. Nếu bố mẹ định nghĩa con bằng một đặc điểm nào đó, bố mẹ có thể đang đặt kỳ vọng quá thấp ở con. Và nếu con có cảm giác bố mẹ không nghĩ rằng con “có thể làm được”, phản ứng tự nhiên của con sẽ là, tại sao phải cố?
2. Các giác quan của con bị rối loạn.
Điều này nghĩa là những cảnh vật, âm thanh, mùi hương, mùi vị và cảm giác mà bố mẹ thậm chí không để ý có thể gây đau đớn cho con. Môi trường xung quanh giống như có thù với con. Có thể con giống như đang thu mình lại, hung hăng hay xấu tính trong mắt bố mẹ, nhưng con chỉ đang cố bảo vệ bản thân. Đây là lý do một chuyến đi mua sắm đơn giản cũng có thể là địa ngục đối với con.
Thính giác của con có thể quá nhạy bén. Hàng tá người nói chuyện cùng lúc. Loa phát chương trình khuyến mãi trong ngày. Nhạc ầm ĩ từ dàn âm thanh. Máy tính tiền bíp bíp, máy xay cà phê kêu bình bịch. Máy cắt thịt rít gào, em bé kêu khóc, xe đẩy cót két,.... Não bộ của con không thể xử lý hết lượng thông tin này, con đang bị quá tải.
Khứu giác của con có thể quá nhạy cảm. Cá không được tươi lắm, cái chú đứng cạnh chúng ta hôm nay chưa tắm, quầy thịt nguội đang phát xúc xích, bỉm của em bé xếp hàng trước chúng ta bị bẩn, người ta đang ngâm dưa muối vào amoniac ở quầy ba…Con cảm thấy buồn nôn.
Và mắt của con nữa! Bóng đèn không những quá sáng, chúng con chập chờn. Không gian dường như đang chuyển động. Ánh sáng chói dội vào mọi vật và bóp méo những gì con thấy. Con không thể tập trung được vì có quá nhiều thứ xung quanh (não bộ của con có thể đáp ứng bằng cách chỉ tập trung vào một vật thể), quạt trần quay đều, quá nhiều cơ thể liên tục chuyển động. Tất cả đều ảnh hưởng đến cảm giác của con dù chỉ đứng một chỗ, và giờ con còn không nhận thức được mình đang ở đâu.
3. Hãy phân biệt giữa “không làm” (con chọn không làm) và “không thể làm” (con không làm được).
Không phải con không nghe lời. Nhưng con không hiểu bố mẹ đang nói gì. Khi bố mẹ gọi con từ phòng bên cạnh, con chỉ nghe thấy “Jordan”. Thay vào đó, hãy đến gần, thu hút sự chú ý của con, và nói bằng những từ ngữ đơn giản: “Jordan, cất sách đi nào. Đến giờ ăn trưa rồi”. Câu này cho con biết bố mẹ muốn con làm gì và điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Giờ con có thể dễ dàng nghe lời hơn nhiều.
4. Hãy lắng nghe khi con cố gắng giao tiếp.
Con khó mà nói với bố mẹ mình cần gì khi con không biết cách diễn tả cảm xúc của mình. Con có thể đang đói, tức giận, sợ hãi hay bối rối nhưng không thể nghĩ ra nghĩa từ đó ngay lúc này. Hãy chú ý đến ngôn ngữ cơ thể, khi con thu mình lại, trở nên kích động hay các dấu hiệu khác cho thấy có gì đó không ổn. Luôn có các dấu hiệu cho thấy điều đó.
Hoặc, bố mẹ có thể thấy con bù đắp cho sự thiếu hụt về ngôn ngữ của bản thân bằng cách ăn nói như một giáo sư hay ngôi sao điện ảnh nhí, tuôn ra một tràng từ ngữ hay lời thoại vượt quá độ tuổi phát triển của mình. Con đã ghi nhớ những câu nói này từ thế giới xung quanh mình vì con biết mình nên đáp lời khi có ai đó bắt chuyện. Chúng có thể đến từ sách vở, chương trình TV, hay từ lời nói của người khác. Người lớn gọi hành động này là hiện tượng nhại lời. Con có thể không hiểu mình nên nói vậy trong hoàn cảnh nào hay những thuật ngữ đó nghĩa là gì. Con chỉ biết rằng việc này sẽ giúp con thoát được nghĩa vụ phải trả lời người ta.
5. Hãy minh họa bằng hành động! Con là người định hướng trực quan.
Hay hướng dẫn cho con cách làm một việc bằng hành động thay vì chỉ nói bằng lời. Và hãy chuẩn bị tinh thần hướng dẫn con nhiều lần. Thực hành nhiều lần giúp con học hiệu quả hơn.
Hình ảnh minh họa giúp các hoạt động thường ngày của con dễ dàng hơn. Chúng giúp con thoát khỏi áp lực phải nhớ làm gì tiếp theo, giúp chuyển đổi hoạt động trơn tru hơn, giúp con quản lý thời gian của bản thân và đáp ứng sự kỳ vọng của bố mẹ.
Con cần phải nhìn cách làm để học hỏi, vì lời nói với con giống như hơi nước vậy; chúng bốc hơi ngay lập tức, trước khi con có cơ hội hiểu. Con không có khả năng xử lý tình huống ngay lập tức. Hướng dẫn và các thông tin được truyền tải dưới dạng hình ảnh có thể ở trước mắt con đủ lâu, và không thay đổi khi con quay lại sau đó. Không có chúng, con sống trong sự bế tắc trường trực khi biết mình đang thiếu một lượng lớn thông tin và sự kỳ vọng, và con chẳng thể làm được gì để giải quyết vấn đề này.
6. Hãy xác định nguyên nhân con bị kích động.
Tình trạng lên cơn cáu kỉnh và mất bình tĩnh con thấy khủng khiếp hơn bố mẹ. Việc này xảy ra do một trong những giác quan của con bị quá tải, hoặc do khả năng giao tiếp xã hội của con bị dồn ép quá giới hạn. Hãy ghi chú lại thời gian, bối cảnh, những người liên quan và các hoạt động xuất hiện vào lúc đó. Bố mẹ có thể tìm ra một khuôn mẫu chung của tình trạng này. Hãy nhớ rằng mọi thứ con làm đều là một hình thức giao tiếp. Chúng chỉ ra con đang phản ứng với tình huống xung quanh như thế nào khi con không thể diễn đạt bằng lời.
7. Hãy yêu thương con vô điều kiện.
Hãy vứt bỏ những suy nghĩ như “Chỉ cần con –“ hay “Tại sao con không thể?. Chẳng ai có thể đáp ứng được tất cả mọi kỳ vọng của bố mẹ vào mình, và cũng không ai thích thú cái cảm giác liên tục bị nhắc nhở về điều đó. Tự kỷ đâu phải do con chọn lấy. Hãy nhớ con mới là người mắc chứng tự kỷ, không phải bố mẹ. Nếu không có sự hỗ trợ của bố mẹ, cơ hội trưởng thành thành công và trở nên tự lập của con rất mỏng manh. Dưới sự hỗ trợ và dìu dắt của bố mẹ, khả năng cao hơn bố mẹ nghĩ.
Ba từ chúng ta cần nhớ: KIÊN NHẪN, KIÊN NHẪN, KIÊN NHẪN. Hãy nhìn nhận chứng tự kỷ như một khả năng khác biệt chứ không phải là một khiếm khuyết. Hãy bỏ qua những gì bố mẹ cho là giới hạn và nhìn vào thế mạnh của con. Có thể con không giỏi giao tiếp bằng mắt hay đối thoại với người khác, nhưng bố mẹ có để ý rằng con không bao giờ dối trá, gian lận hay đánh giá người khác?
Con trông cậy vào bố mẹ. Tất cả những gì con có thể trở thành sẽ không xảy ra nếu không có bố mẹ là hậu phương vững chắc. Hãy ủng hộ con, hãy dẫn lối cho con, yêu con vì chính bản thân con, và chúng ta sẽ thấy con có thể tiến xa đến mức nào.
Để giúp các bạn đồng hành cùng con suốt quá trình can thiệp căn bệnh tự kỷ và giúp các bé có một cuộc sống mỗi ngày, trung tâm rất vui khi được chia sẻ đến bạn phương pháp dạy trẻ đặc biệt tại nhà an toàn và chất lượng. Với triết lý giáo dục mới mẻ, cởi mở của mình, trung tâm mong rằng có thể cùng gia đình, bổ sung cho trẻ những trải nghiệm của một giấc ngủ ngon mà trẻ chưa được hưởng đúng cách, từ đó giúp trẻ phát triển thể chất lẫn tâm lý một cách vững vàng. Với cách học đặc biệt này, quá trình điều trị căn bệnh tự kỷ của các bé sẽ diễn ra nhanh chóng hơn và đạt hiệu quả cao.
Để giúp trẻ tự kỷ khám phá thế giới, cả bé lẫn bố mẹ đều cần phải kiên nhẫn và trang bị cho mình những kiến thức liên quan đến chứng bệnh của trẻ rất nhiều. Với mong muốn có thể đồng hành cùng quý phụ huynh có con trẻ mắc bệnh tư kỷ, Daykemtainha.vn chính thức hỗ trợ cho quý cha mẹ phương pháp nuôi dạy trẻ em đặc biệt đã được trung tâm nghiên cứu qua rất nhiều năm. Với hơn 10 năm kinh nghiệm, chúng tôi hy vọng rằng, phương pháp dạy và học của đội ngũ giáo viên tại trung tâm sẽ giúp chia sẻ phần nào những khó khăn vất vả của cha mẹ trong hành trình giúp con thơ tìm về những ý nghĩa đẹp nhất của cuộc sống.
Với nhiều năm được đào tạo chuyên nghiệp và bài bản, cùng đó là tấm lòng yêu mến trẻ thơ, sẵn sàng cùng trẻ vượt qua giai đoạn đặc biệt này, đội ngũ giáo viên dạy trẻ đặc biệt tại nhà của chúng tôi chắc chắn sẽ không làm các bậc phụ huynh thất vọng bởi thái độ làm việc chất lượng và uy tín của mình. Từ nền tảng các kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm giảng dạy thực tiễn, các giáo viên sẽ kết hợp khéo léo giữa việc điều trị từ bác sĩ cùng phương pháp tiếp nhận phù hợp từ các giáo viên, từ đó giúp các bé tiếp nhận phương pháp điều trị một cách tốt nhất.
Bên cạnh đó, môi trường học tập tại nhà sẽ giúp các bé có cảm giác thân thuộc và tránh kích động đến tâm lý sợ người lạ của trẻ. Không gian quen thuộc kết hợp cùng những bài học được thiết kế dành riêng cho các bé sẽ mang lại một buổi học và hướng các bé đến với những ý nghĩa của cuộc sống, giúp bố mẹ can thiệp cho trẻ tự kỷ một cách hiệu quả.
Với châm ngôn luôn nỗ lực hết mình và phục vụ chuyên nghiệp, các giáo viên tâm huyết đến từ Daykemtainha.vn sẽ là nơi uy tín và chất lượng để các quý phụ huynh có thể an tâm tin tưởng. Tiếp cận với trẻ em đặc biệt không phải là chuyện đơn giản, nó đòi hỏi bạn cần có một sự am hiểu nhất định về vấn đề mà trẻ đang phải đối mặt và học chế độ chăm sóc đặc biệt hơn so với các trẻ khác. Hiểu được nỗi băn khoăn này, chúng tôi hy vọng rằng các bậc phụ huynh sẽ liên hệ với trung tâm để được tư vấn và hỗ trợ kỹ càng về các khóa học và phương pháp dạy học cũng như lựa chọn cho bé một giáo viên dạy trẻ đặc biệt tại nhà phù hợp nhất.
DANH SÁCH GIÁO VIÊN CHO PHỤ HUYNH LỰA CHỌN:
https://www.daykemtainha.vn/gia-su?mon-hoc=t%E1%BB%B1%20k%E1%BB%B7
- Bài viết khác
- SỚM NHẬN BIẾT CÁC DẬU HIỆU ĐỂ TRÁNH RỐI LOẠN, TRẦM CẢM Ở TRẺ ( 31/05/2022 )
- SỚM NHẬN BIẾT CÁC DẬU HIỆU ĐỂ TRÁNH RỐI LOẠN, TRẦM CẢM Ở TRẺ - P2 ( 31/05/2022 )
- TRẺ CHẬM NÓI HOẶC CHẬM PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ ( 31/05/2022 )
- THIỀN ĐỊNH CÓ GIÀNH CHO TRẺ MẮC HỘI CHỨNG ADHD? ( 05/04/2022 )
- CÁC VẤN ĐỀ GIẤC NGỦ XUẤT HIỆN Ở TRẺ TỰ KỶ - P2 ( 05/04/2022 )
- CÁC VẤN ĐỀ GIẤC NGỦ XUẤT HIỆN Ở TRẺ TỰ KỶ - P1 ( 05/04/2022 )
- ADHD LÀ GÌ? - P3 ( 26/01/2022 )
- ADHD LÀ GÌ? - P2 ( 26/01/2022 )
- ADHD LÀ GÌ? - P1 ( 26/01/2022 )