NHỮNG THẮC MẮC THƯỜNG GẶP KHI CHĂM SÓC TRẺ ĐẶC BIỆT
(16/01/2021)
Chăm sóc cho trẻ đặc biệt gặp phải các vấn đề như tự kỷ, chậm nói, tăng động có lẽ là thắc mắc và trăn trở trở của nhiều bậc cha mẹ. Vì lẽ đó, Daykemtainha.vn hy vọng bài chia sẻ dưới đây sẽ có thể giúp bạn chăm sóc con một cách hợp lý và giảm bớt gánh nặng lo âu cho bạn.
Cu Tin được chẩn đoán rối loạn tự kỷ từ 25 tháng tuổi khi chị Hà đưa con đi khám vì con chậm nói, không thích nhai, trước giờ đi ngủ thường hay nhảy nhót, không nhìn theo hướng tay mẹ chỉ, không nhìn vào mắt mẹ… “Mỗi lần tập luyện món mới cho bé là vất vả vô cùng. Do bé không thích nhai nên mình phải kiên trì dần dần, chêm thức ăn vào bột, cháo để bé tập làm quen. Sau hơn một năm can thiệp ở trường chuyên biệt, việc ăn uống của bé đã cải thiện hơn nhưng vẫn uống sữa là chính vì lười nhai”, chị Hà chia sẻ. Nỗi trăn trở của chị Hà nhận được nhiều sự chia sẻ của những phụ huynh cùng chung hoàn cảnh tại buổi sinh hoạt do câu lạc bộ Sống cùng tự kỷ tổ chức.
Bác sĩ Hoàng Vũ Quỳnh Trang, Khoa Tâm lý Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP HCM) cho biết, trẻ tự kỷ thường chỉ thích ăn một số thức ăn nhất định và ghét một số thức ăn. Vấn đề thời gian ăn uống là khoảng thời gian rất khó với trẻ tự kỷ. Không ít trẻ bị rối loạn nhai và nuốt. Theo bác sĩ Trang, vấn đề lo lắng chung của phụ huynh là việc cân đối dinh dưỡng của bữa ăn và những thức ăn trẻ thích. Phụ huynh cần ghi nhật ký món ăn, hành vi của trẻ, nhật ký ghi nhận những thay đổi về thức ăn và nguyên nhân. Bên cạnh đó, nên kiên trì dùng hình thức khen thưởng, khích lệ bằng hình ảnh, công cụ, lời nói để khuyến khích những động thái tích cực của trẻ. Trẻ tự kỷ rất khó làm quen với những sự thay đổi nên cha mẹ cần thay đổi từ từ, không ép buộc trẻ phải thực hiện những điều trẻ ghét. Một rắc rối thường gặp nữa ở trẻ tự kỷ là vấn đề chăm sóc giấc ngủ cho trẻ. Trẻ tự kỷ khác với người bình thường, do sự khác biệt trong cơ chế não nên giấc ngủ với trẻ tự kỷ thường khó khăn hơn. Một số trẻ gặp khó khăn về việc kiểm soát hơi thở và giấc ngủ. Đa phần trẻ tự kỷ có kèm chậm phát triển trí tuệ.
Trẻ chậm phát triển trí tuệ sẽ có rối loạn giấc ngủ nhiều hơn. Phụ huynh cần tìm hiểu, để ý những lý do có thể làm cho trẻ bị khó ngủ, bị xáo trộn. Không nên vỗ về, ôm ấp trẻ quá nhiều. Không dỗ trẻ ngủ chung với mình rồi mới bồng bế trẻ về phòng. Không cho trẻ xem tivi đến khi ngủ quên. “Nên làm đồng hồ hoặc chỉnh đồng hồ để trẻ có thể đi ngủ sớm hơn một chút. Nếu trẻ đặt điều kiện xem xong chương trình yêu thích mới đi ngủ, phụ huynh có thể thu lại chương trình và phát sớm hơn cho trẻ, tập dần dần mỗi ngày sớm hơn một ít”, bác sĩ Trang đưa ra lời khuyên.
Hiện cũng có khá nhiều trẻ tự kỷ được can thiệp bằng thuốc. Khi dùng thuốc, phụ huynh cần đặt ra các câu hỏi như: Muốn điều trị gì cho con? Mục đích thuốc dùng để làm gì? Bằng chứng khoa học của thuốc? Tác dụng phụ của thuốc? Làm sao biết được hiệu quả, sự cải thiện của thuốc? Bác sĩ Trang lưu ý, trẻ mắc chứng tự kỷ không phải lỗi của cha mẹ, giáo viên hay môi trường sống… Cần hiểu rằng khi mắc chứng tự kỷ, trẻ sẽ gặp khó khăn chung về ngôn ngữ, kỹ năng xã hội kém, khó khăn trong việc kết nối với cộng đồng. Thông thường, trẻ tự kỷ giống như máy ghi – phát, sao chép một cách máy móc. Những trẻ này cũng sẽ gặp vấn đề về giác quan, cảm xúc, về tổn thương não. Tuy nhiên, có những người tự kỷ giỏi về kỹ thuật, lập trình, thiết kế tàu không gian, kỹ năng tư duy toán hoặc khả năng học nhiều ngoại ngữ rất giỏi, giải ô chữ rất nhanh, nhưng kỹ năng xã hội, giao tiếp, cộng đồng rất kém. “Trẻ tự kỷ thường học tốt hơn qua hình ảnh, bắt chước giỏi, rập khuôn, ít hoặc không giao tiếp mắt, khó tập trung lâu dẫn đến việc nuôi dạy trẻ gặp nhiều trở ngại. Người nuôi dạy trẻ cần biết những đặc điểm này để hiểu và tận dụng hình ảnh để giúp trẻ trong việc dạy dỗ”, bác sĩ Trang chia sẻ.
Nếu bạn đang quan tâm đến các khóa học dành cho con trẻ không may gặp phải những căn bệnh đặc biệt như bệnh tăng động giảm chú ý, tự kỷ, chậm nói... tại nhà mà không cần phải di chuyển quá xa, hãy liên hệ về Daykemtainha.vn để có thể tham khảo về các khóa học dành cho các bé nhé. Với một môi trường học tập tại nhà quen thuộc và gần gũi, các bé sẽ có thể tiếp nhận các phương pháp can thiệp một cách tốt nhất.
Luôn cố gắng hết sức để được đồng hành cùng cha mẹ và các con trên hành trình tìm đến hạnh phúc, đội ngũ giáo viên dạy trẻ đặc biệt tại nhà của trung tâm luôn giữ vững niềm tin suốt 10 năm qua rằng, với trình độ chuyên môn được đào tạo tốt, các giáo viên sẽ là người bạn hỗ trợ bạn đắc lực trong việc tìm ra phương pháp tiếp cận trẻ một cách phù hợp nhất. Chính vì thế, quý phụ huynh sẽ hoàn toàn yên tâm khi để con học cùng gia sư của trung tâm. Qua nhiều năm thành lập, chúng tôi hiểu rõ được tâm tư nguyện vọng của những bậc cha mẹ có con trẻ mắc bệnh đặc biệt, một người gia sư uy tín, chất lượng chính là điều cần thiết nhất ngay lúc này.
Đồng hành cùng các bé vượt qua giai đoạn khó khăn này sẽ là một trong những cột mốc có lẽ không thể nào quên đối với các cha mẹ. Chính vì thế, hy vọng rằng với sự giúp sức và san sẻ nhỏ bé của chúng tôi, quý phụ huynh sẽ cảm nhận được rằng mình không hề cô đơn trên hành trình này. Hãy yên tâm nhường lại phần việc khó khăn này cho các giáo viên dạy trẻ đặc biệt tại nhà đảm nhiệm bạn nhé. Đến với Daykemtainha.vn, chúng tôi hy vọng phương pháp dạy và học đặc biệt tại nhà này sẽ phần nào giúp quý cha mẹ có thể đến gần hơn với các bé con nhà mình, xóa bỏ rào cản bấy lâu vẫn tồn tại giữa những tâm hồn cố gắng tìm sự đồng điệu. Kết nối đến trái tim của trẻ là chuyện không đơn giản, nhưng nếu chúng ta cùng nhau nỗ lực, chúng tôi tin chắc rằng các bé sẽ sớm nhìn thấy được tấm lòng và tình yêu thương mà mọi người xung quanh dành cho bé.
Liên hệ với Daykemtainha.vn để được tư vấn giáo dục cho trẻ tự kỷ và chọn ra gia sư phù hợp nhất cho con bạn.
DANH SÁCH GIÁO VIÊN CHO PHỤ HUYNH LỰA CHỌN:
https://www.daykemtainha.vn/gia-su?mon-hoc=t%E1%BB%B1%20k%E1%BB%B7
- Bài viết khác
- SỚM NHẬN BIẾT CÁC DẬU HIỆU ĐỂ TRÁNH RỐI LOẠN, TRẦM CẢM Ở TRẺ ( 31/05/2022 )
- SỚM NHẬN BIẾT CÁC DẬU HIỆU ĐỂ TRÁNH RỐI LOẠN, TRẦM CẢM Ở TRẺ - P2 ( 31/05/2022 )
- TRẺ CHẬM NÓI HOẶC CHẬM PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ ( 31/05/2022 )
- THIỀN ĐỊNH CÓ GIÀNH CHO TRẺ MẮC HỘI CHỨNG ADHD? ( 05/04/2022 )
- CÁC VẤN ĐỀ GIẤC NGỦ XUẤT HIỆN Ở TRẺ TỰ KỶ - P2 ( 05/04/2022 )
- CÁC VẤN ĐỀ GIẤC NGỦ XUẤT HIỆN Ở TRẺ TỰ KỶ - P1 ( 05/04/2022 )
- ADHD LÀ GÌ? - P3 ( 26/01/2022 )
- ADHD LÀ GÌ? - P2 ( 26/01/2022 )
- ADHD LÀ GÌ? - P1 ( 26/01/2022 )