NGUYÊN TẮC CAN THIỆP CHO TRẺ CHẬM NÓI BA MẸ CẦN BIẾT
(15/01/2021)
Chậm nói là một dấu hiệu xuất hiện trong nhiều rối nhiễu tâm lý khác nhau, từ tình trạng chậm khôn cho đến một trẻ có hội chứng Tự kỷ đều có tình trạng chậm nói, nhưng sự rối loạn ngôn ngữ ở trẻ tự kỷ thường đa dạng và phức tạp hơn. Cùng Daykemtainha.vn tìm hiểu về các kiến thức hữu ích trong viêc chăm sóc và can thiệp đúng cách cho con mình bạn nhé.
Trẻ tự kỷ có thể nói rất rõ, nhưng lại là những từ vô nghĩa hay không đúng ngữ cảnh, như khi ngó ra ngoài đường nhìn những chiếc xe qua lại, trẻ lại thốt lên: Cái ly đâu rồi?
Còn một trẻ chậm nói do tình trạng chậm khôn là do trẻ không đủ vốn từ để diễn tả, chúng ta sẽ có cảm nhận là trẻ rất muốn nói nhưng lại không biết nói như thế nào, hoặc chỉ có thể nói được từng từ một.
Vì vậy, nếu chỉ dựa trên một biểu hiện là chậm nói để kết luận đó là một trẻ Tự Kỷ hay đó là trẻ Chậm khôn là một điều vội vã, cần phải có sự quan sát, chẩn đoán đầy đủ và kỹ lưỡng hơn.
NGUYÊN LÝ CHĂM SÓC TRẺ
Việc chăm sóc cho trẻ chậm nói là một tiến trình lâu dài, cần phải có một kế hoạch cụ thể, qua đó cha mẹ phải tìm ra được những gì mà trẻ có thể làm, ta xem trẻ đang cố gắng giao tiếp bằng cách nào: Dùng điệu bộ, từ hay âm. Khi biết trẻ có ý định giao tiếp ta hãy giúp trẻ có khả năng giao tiếp với từng loại thông tin khác nhau. Khi trẻ chỉ có phản ứng, ta vẫn chấp nhận phản ứng của trẻ nhưng cố gắng giúp trẻ chủ động hơn trong sự giao tiếp. Trong trường hợp trẻ tỏ ra không biết hay không muốn giao tiếp, ta cần có những tác động kích thích (ôm ấp, vỗ về, hỏi han, cười, nhìn trẻ) Và khi trẻ đã có phản ứng, hãy khích lệ trẻ để trẻ có thể nói (bằng lời hay bằng dấu hiệu) các nhu cầu của mình.
Trẻ có thể có những phản ứng đồng ý hay không đồng ý, đôi khi chúng ta cần có những tác động để trẻ phản đối (lấy đồ chơi, bắt trẻ ngưng làm điều mà trẻ thích) nhưng là để quan sát cách biểu lộ bằng hành vi hay ngôn ngữ để phản đối của trẻ chứ không nên kéo dài, hay cố gắng trêu chọc để trẻ phải phản ứng mạnh hơn.
Trong cuộc sống, trẻ sẽ có sự quan sát và ghi nhận những hoạt động bằng hình ảnh và ngôn ngữ xảy ra chung quanh mình. Vì vậy bố mẹ cần tích cực trong việc :
- Chào hỏi nhau, chào hỏi bạn bè, họ hàng, con cái … để trẻ học và hiểu ý nghĩa các lời chào hỏi này. Và thường xuyên tác động khi gặp trẻ bằng những câu chào hỏi.
- Mô tả, nói ra những nhu cầu của trẻ, những yêu cầu và hành động của bố mẹ, của những người xung quanh, giúp trẻ tăng cường vốn từ, sự hiểu biết.
- Khi chơi với trẻ, hãy thường xuyên đặt câu hỏi và tự trả lời (vì trẻ sẽ không thể trả lời ngay, hay chỉ có thể phản ứng bằng hành động: gật đầu, lắc đầu, đẩy ra, đưa tay tóm lấy… )
- Thỉnh thoảng có thể dấu một món đồ đi và đặt ra câu hỏi : Con búp bê đâu rồi ?
Trong việc dạy trẻ, một điều rất quan trọng là cần kết hợp giữa SỰ VUI THÍCH và YÊU CẦU. Nếu muốn trẻ học tốt, trẻ phải có sự vui thích trong khi học, vì vậy việc hướng dẫn từ ngữ nên thông qua các trò chơi là chính, phải biến đổi cả những hoạt động bình thường như ăn uống…cũng có thể trở thành những trò chơi để trẻ luôn luôn đáp ứng trong sự tự nguyện vì vui thích và mong muốn chứ không phải đáp ứng vì ép buộc hay miễn cưỡng trong sự lo lắng.
Như vậy, việc lập một kế hoạch tập nói cho trẻ phải dựa trên các yếu tố sau:
- Nói với trẻ, diễn giải ra bằng ngôn ngữ nói càng nhiều càng tốt.
- Nói và giải thích, hỏi và trả lời một cách thật cụ thể.
- Tạo ra mọi cơ hội trong mọi thời điểm và ở mọi nơi.
- Chú trọng yếu tố vui thích trong mọi yêu cầu.
Can thiệp cho trẻ chậm nói chưa bao giờ là điều dễ dàng, nhất là với những ai lần đầu làm bố mẹ. Sau khi nhận thấy con mình có dấu hiệu của trẻ chậm nói, hãy tìm đến các chuyên gia tâm lý và bác sĩ để có thể đưa ra kết luận chính xác cũng như có những phương pháp can thiệp phù hợp cho trẻ nhé. Bên cạnh đó, để có thể giúp con có thể luyện tập nhiều hơn để cải thiện khả năng phản ứng với ngôn ngữ, bạn cũng có thể tìm cho mình một giáo viên dạy trẻ đặc biệt tại nhà để hỗ trợ cho mình nhé.
Đến với Daykemtainha.vn, bạn chắc chắn sẽ được hỗ trợ hết mình bởi đội ngũ giáo viên chuyên nghiệp, chất lượng và yêu thương trẻ. Với triết lý giáo dục mới mẻ, cởi mở của mình, chúng tôi mong rằng có thể đồng hành cùng gia đình, bổ sung cho trẻ những trải nghiệm về nghệ thuật mà trẻ chưa được hưởng đúng cách, từ đó xây dựng cho trẻ một tâm lý vững vàng, tự tin như một hành trang của riêng mình. đặc biệt là với những trẻ chậm nói, thông qua phương pháp này, các bé sẽ dễ dàng thể hiện cảm xúc của mình và học cách giao tiếp nhờ các phương pháp can thiệp của giáo viên từ trung tâm.
Bệnh tự kỷ, trầm cảm, chậm nói,... ở trẻ chẳng còn xa lạ với xã hội chúng ta ở Việt Nam hiện nay. Hoàn cảnh xã hội cũng như sự bận bịu quay cuồng của cuộc sống càng làm gia tăng tỷ lệ các bệnh này ở trẻ và khiến trẻ sống khép mình, mất khả năng giao tiếp, rối loạn và mất khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân, làm ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống và tương lai của trẻ. Chính vì thế, để giúp con trẻ vượt qua giai đoạn khởi đầu này, Daykemtainha.vn đã và đang nỗ lực để giúp kết nối các giáo viên dạy trẻ đặc biệt tại nhà đến các bậc phụ huynh đang tìm kiếm phương pháp can thiệp cho con.
Với phương châm đặt chất lượng và sự uy tín lên hàng đầu, trung tâm chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng về sự lựa chọn của mình. Liên hệ ngay với chúng tôi để đăng ký khóa học và giáo viên phù hợp điều trị cho con trẻ tại nhà nhé.
DANH SÁCH GIÁO VIÊN CHO PHỤ HUYNH LỰA CHỌN:
https://www.daykemtainha.vn/gia-su?mon-hoc=t%E1%BB%B1%20k%E1%BB%B7
- Bài viết khác
- SỚM NHẬN BIẾT CÁC DẬU HIỆU ĐỂ TRÁNH RỐI LOẠN, TRẦM CẢM Ở TRẺ ( 31/05/2022 )
- SỚM NHẬN BIẾT CÁC DẬU HIỆU ĐỂ TRÁNH RỐI LOẠN, TRẦM CẢM Ở TRẺ - P2 ( 31/05/2022 )
- TRẺ CHẬM NÓI HOẶC CHẬM PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ ( 31/05/2022 )
- THIỀN ĐỊNH CÓ GIÀNH CHO TRẺ MẮC HỘI CHỨNG ADHD? ( 05/04/2022 )
- CÁC VẤN ĐỀ GIẤC NGỦ XUẤT HIỆN Ở TRẺ TỰ KỶ - P2 ( 05/04/2022 )
- CÁC VẤN ĐỀ GIẤC NGỦ XUẤT HIỆN Ở TRẺ TỰ KỶ - P1 ( 05/04/2022 )
- ADHD LÀ GÌ? - P3 ( 26/01/2022 )
- ADHD LÀ GÌ? - P2 ( 26/01/2022 )
- ADHD LÀ GÌ? - P1 ( 26/01/2022 )