CÓ NÊN CHO TRẺ TỰ KỶ ĐẾN TRƯỜNG HAY KHÔNG?
(10/01/2021)
Đến trường học khi đủ tuổi là một việc hiển nhiên và bình thường đối với các bé có thể trạng phát triển bình thường. Thế nhưng, với các bé mắc phải hội chứng đặc biệt như chậm nói, tự kỷ, tăng động,... câu chuyện đi học đến trường và kết bạn dường như trở thành điều gì đó đặc biệt hơn. Liệu có nên cho các bé đến trường như các trẻ khác hay không? Cùng Daykemtainha.vn tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây nhé!
Trẻ tự kỷ hoàn toàn trở thành những đứa trẻ bình thường nếu như được phát hiện, giúp đỡ càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, một khó khăn thực tế hiện nay, khi các phụ huynh đưa con tới trường, nhà trường xác định con họ đã mắc chứng tự kỷ nhưng gia đình hoàn toàn “bác bỏ”, hầu như ít khi có thái độ hợp tác cùng giúp con mình hòa nhập.
Theo Ths Nguyễn Thị Thanh, giảng viên Trường CĐ Sư phạm Hà Nội, cách giúp trẻ tự kỷ hòa nhập với cộng đồng, với bạn bè cần có ba mô hình chính, chuyên biệt, bán hòa nhập và hòa nhập. Nếu đảm bảo được vấn đề giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ đó cũng là làm được vấn đề xã hội hóa giáo dục. “Chúng ta phải có quan điểm nhìn nhận trẻ tự kỷ như là Trẻ em bình thường, không có sự gắn mác, gọi tên hay phân biệt đối xử với trẻ tự kỷ” Ths.Thanh cho biết.Giáo dục, dạy dỗ cho một đứa trẻ bình thường đã rất khó khăn, càng khó khăn hơn khi các trường, những giáo viên tiếp nhận những đứa trẻ có hội chứng tự kỷ. Đứng ở góc độ nhà giáo, Ths Thanh cho rằng, trong quá trình dạy phải tạo cơ hội cho trẻ tự kỷ tham gia hòa nhập với các bạn trong lớp, có thể tạo cơ hội cho trẻ học chậm hơn từ 1-2 năm.
“Trẻ tự kỷ như một miếng ghép, trong miếng ghép đó có nhiều mảnh nhỏ, mỗi ngày ta lắp ghép từng mảnh và dần sẽ được một mảnh ghép lớn”. Ths. Thanh ví von về quá trình hòa nhập cho trẻ tự kỷ.
Có lẽ, trước khi có quyết định cho con đến trường hay không, phụ huynh cần phải hiểu được mong muốn của trẻ. Bởi, hàng trăm trẻ nhỏ sẽ là hàng trăm cá thể khác biệt. Chúng ta không thể áp sở thích, đường hướng học tập của trẻ này lên trẻ khác. Chúng ta không thể để một đứa trẻ thích vận động ngồi một chỗ làm thơ, hay bắt một đứa trẻ có năng khiếu nghệ thuật phải học tốt về các con số.
Mỗi đứa trẻ mỗi sở thích, mỗi khả năng khác nhau. Nếu như không lắng nghe, không trò chuyện với con, thì vô tình cha mẹ đang kìm hãm những ước mơ của con. Nếu chúng ta đặt niềm tin, hy vọng vào con thì các bé tự kỷ cũng mong muốn những điều sau ở bố mẹ:
- Hành vi của con là sự giao tiếp: Tất cả các hành vi của con xuất hiện vì một lý do. Nó cho cha mẹ và thầy cô biết, thậm chí khi không diễn tả được bằng lời, làm cách nào con có thể cảm nhận những gì xảy ra xung quanh con và cả những hành vi tiêu cực cản trở vào tiến trình học tập của con.
- Đừng bao giờ giả thiết điều gì: Nếu không có những sự kiện cụ thể, một sự giải định chỉ là một sự phỏng đoán mà thôi.
- Xin cha mẹ hãy nhìn vào các vấn đề về cảm giác trước.
- Hãy cho con có một chút giải lao để con có thể tự điều chỉnh bản thân trước khi con cần có.
- Hãy cho con biết cha mẹ muốn con làm gì một cách chủ động hơn là cách thụ động.
- Xin cha mẹ hãy giữ những kỳ vọng đối với con trong chừng mực hợp lý, đừng quá tham vọng, đừng quá nhìn xa để rồi ép buộc con, nhồi nhét con học mà không để ý đến những nhu cầu cũng như cảm xúc hay niềm vui trong học tập của con.
- Xin hãy giúp con chuyển đổi giữa các hoạt động.
- Xin cha mẹ và thầy cô đừng làm cho những tình huống xấu trở nên tồi tệ hơn: Lên giọng hay nói to của mọi người, chế nhạo hay nhại lại con, châm chọc, lăng nhục, đưa ra những lời kết tội vô căn cứ, đem so sánh con với người khác…
- Xin hãy phê bình một cách tế nhị.
- Hãy cho con có sự lựa chọn thực sự và chỉ sự lựa chọn thực mà thôi.
Qua bài viết này, Daykemtainha.vn hy vọng sẽ phần nào có thể giúp bạn lý giải được thắc mắc liệu có nên cho con trẻ tự kỷ đến trường hay không. Thấu hiểu cảm giác của các bé là một trong những cách mà bạn có thể đến gần với con hơn và hiểu được thế giới nội tâm của con hơn, từ đó giúp cho quá trình can thiệp diễn ra hiệu quả hơn.
Cho trẻ tự kỷ đến trường và tạo điều kiện cho con trẻ tiếp xúc và làm quen với những hành vi thông thường mỗi ngày là điều quan trọng để giúp con tránh bị kích động mạnh mẽ. Tuy nhiên, bạn cần phải biết cách can thiệp đúng khoa học để giúp bé tiếp nhận phù hợp, tránh khiến cho bé cảm thấy khó chịu vì bị ép buộc. Để làm được điều này, bạn nên tìm đến sự trợ giúp của các chuyên gia có kinh nghiệm hoặc liên hệ với các giáo viên dạy trẻ đặc biệt tại nhà.
Nếu bạn bận rộn và không thể dành nhiều thời gian để có thể quán xuyến công việc gia đình nhưng vẫn mong muốn giúp con mình phát triển sức khỏe tinh thần một cách tốt nhất, hãy liên hệ với Daykemtainha.vn. Tại đây, chúng tôi sẽ đồng hành cùng bạn và kết nối với các giáo viên dạy trẻ đặc biệt. Trẻ tự kỷ cần có một phương pháp can thiệp và điều trị thích hợp để có thể cải thiện các khả năng phản xạ bình thường. Là một trong những trung tâm tiên phong trong lĩnh vực giáo dục cho trẻ đặc biệt, các giáo viên sẽ đồng hành và hỗ trợ các bé hết sức mình.
Đặc biệt hơn, quá trình điều trị và dạy học này sẽ diễn ra hoàn toàn tại nhà, mang lại cảm giác an toàn cho các bé, tránh kích động tâm lý cũng như giúp các bậc phụ huynh an tâm phần nào. Quan sát sự thay đổi của con mình mỗi ngày cũng là một động lực và niềm vui của các bố mẹ, thấu hiểu tâm tư này, Daykemtainha.vn luôn nỗ lực hết sức mình để giúp các bé tiếp nhận phương pháp một cách thoải mái và hiệu quả nhất, từ đó lấy lại được khả năng ngôn ngữ vốn có của mình. Giao tiếp giữa cha mẹ và con cái là sợi dây gắn kết vô cùng quan trọng, không chỉ giúp con bày tỏ tâm tư và suy nghĩ, mà cha mẹ cũng sẽ thấu hiểu con dễ dàng hơn, từ đó gắn kết tình cảm gia đình.
Hãy liên hệ với trung tâm để được tư vấn giáo dục cho trẻ tự kỷ và chọn ra giáo viên dạy trẻ đặc biệt phù hợp nhất cho con bạn.
DANH SÁCH GIÁO VIÊN CHO PHỤ HUYNH LỰA CHỌN:
https://www.daykemtainha.vn/gia-su?mon-hoc=t%E1%BB%B1%20k%E1%BB%B7
- Bài viết khác
- SỚM NHẬN BIẾT CÁC DẬU HIỆU ĐỂ TRÁNH RỐI LOẠN, TRẦM CẢM Ở TRẺ ( 31/05/2022 )
- SỚM NHẬN BIẾT CÁC DẬU HIỆU ĐỂ TRÁNH RỐI LOẠN, TRẦM CẢM Ở TRẺ - P2 ( 31/05/2022 )
- TRẺ CHẬM NÓI HOẶC CHẬM PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ ( 31/05/2022 )
- THIỀN ĐỊNH CÓ GIÀNH CHO TRẺ MẮC HỘI CHỨNG ADHD? ( 05/04/2022 )
- CÁC VẤN ĐỀ GIẤC NGỦ XUẤT HIỆN Ở TRẺ TỰ KỶ - P2 ( 05/04/2022 )
- CÁC VẤN ĐỀ GIẤC NGỦ XUẤT HIỆN Ở TRẺ TỰ KỶ - P1 ( 05/04/2022 )
- ADHD LÀ GÌ? - P3 ( 26/01/2022 )
- ADHD LÀ GÌ? - P2 ( 26/01/2022 )
- ADHD LÀ GÌ? - P1 ( 26/01/2022 )