PHÂN BIỆT GIỮA TRẺ CHẬM NÓI ĐƠN THUẦN VÀ TRẺ CHẬM NÓI DO TỰ KỶ
(06/01/2021)
Trẻ chậm nói là vấn đề khiến không ít các bậc phụ huynh lo lắng. Đặc biệt là khi nó liên quan đến các bệnh lý nguy hiểm, điển hình như tự kỷ. Trẻ chậm nói được chia thành hai dạng là chậm nói đơn thuần và chậm nói do khiếm khuyết về sự phát triển của não bộ – chứng tự kỷ. Cùng Daykemtainha.vn tìm hiểu về các dấu hiệu đặc biệt để giúp các bậc phụ huynh có thể phân biệt rõ ràng và can thiệp cho con hiệu quả nhé.
Trẻ chậm nói đơn thuần
Trẻ chậm nói đơn thuần là khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ và cử chỉ của trẻ bị hạn chế. Vốn từ của trẻ ít dẫn đến việc khó diễn tả ý muốn của mình với người khác. Mặt khác trẻ vẫn hiểu những điều mà mọi người nói và thực hiện được những mệnh lệnh đơn giản khi được giao. Trẻ chậm nói đơn thuần các mặt vận động, thể chất và tinh thần hoàn toàn bình thường, trẻ có thể giao tiếp bằng mắt, tâm vận động như trẻ bình thường. Nguyên nhân trẻ chậm nói có rất nhiều.
Tình trạng chậm nói ở trẻ có thể do suy giảm chức năng và hoạt động ở miệng, như vấn đề về lưỡi, vòm miệng. Trong một số trường hợp, dây thắng lưỡi ngắn - nếp gấp dưới lưỡi - cũng có thể khiến trẻ bị hạn chế vận động lưỡi để phát ra lời nói. Hoặc, với những trẻ gặp vấn đề về cơ miệng - như khó khăn khi cho bú - cũng có thể ảnh hưởng đến vùng não chịu trách nhiệm về ngôn ngữ, lời nói, dẫn đến khó phối hợp môi và lưỡi để tạo ra âm nói. Các vấn đề về thính giác cũng thường liên quan đến tình trạng trẻ chậm nói. Đó là lý do vì sao bác sĩ nhi khoa luôn kiểm tra tình trạng thính giác của trẻ, trước khi chẩn đoán các rối loạn liên quan đến trì hoãn lời nói. Trẻ gặp vấn đề về khả năng nghe cũng có thể gặp khó khăn khi nói chuyện với người khác. Điều này thể hiện ở các lĩnh vực hiểu, bắt chước, và sử dụng ngôn ngữ khi trẻ giao tiếp với mọi người xung quanh.
Các bậc phụ huynh cho trẻ xem tivi, các thiết bị di động như iphone, ipad…..có thể làm giảm thời gian vận động của trẻ, giảm tương tác xã hội và cơ hội phát triển ngôn ngữ. Ngoài ra nó cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến tính cách của bé như tính cách nóng nảy, bốc đồng, khó kết bạn,… Hiệp hội Nhi khoa của Mỹ, Anh đều khuyến cáo Trẻ em dưới 2 tuổi không được xem TV. Bởi tivi phát ra sóng, sóng này làm giảm khả năng hoạt động của máu trong não, khiến bé chậm chạp hơn so với bình thường. Trẻ học ngôn ngữ thông qua việc bắt chước ngôn ngữ của người lớn. Khi trẻ phát triển trong môi trường giao tiếp bằng hai hoặc nhiều ngôn ngữ có thể khiến trẻ mất rất nhiều thời gian và gặp nhiều khó khăn trong việc hiểu được ngôn ngữ của những người xung quanh. Do đó, việc sống trong môi trường đa ngôn ngữ cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng nói của trẻ. Trong quá trình phát triển chế độ dinh dưỡng không đầy đủ có thể khiến cho trẻ chậm nói so với lứa tuổi. Việc bỏ mặc không quan tâm dạy dỗ của cha mẹ, trẻ sống trong gia đình ít có sự giao tiếp giữa các thành viên, khiến cho trẻ ít có cơ hội phát triển ngôn ngữ.
Trong quá trình phát triển trẻ gặp phải cú sốc về tâm lý khiến trẻ rơi vào trạng thái mệt mỏi, bực bội hoặc lo sợ, khóc lóc, khó ngủ hoặc gặp ác mộng, hay giật mình, không giao tiếp với mọi người xung quanh. Trẻ sống trong gia đình có anh chị lớn, đòi hỏi gì thì được lấy, được cưng chiều quá mức, chỉ cần nhìn vào đồ vật mình thích là được đưa cho. Điều này có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ chậm nói hoặc lười nói chuyện với mọi người xung quanh. Trẻ bị ngược đãi trong thời gian dài khiến cho tâm trạng của trẻ luôn sợ hãi, trẻ tự thu lại với thế giới xung quanh và không giao tiếp với mọi người.
Đâu là dấu hiệu trẻ chậm nói do tự kỷ?
Trẻ chậm nói do khiếm khuyết về sự phát triển của não bộ – chứng tự kỷ, ngoài những biểu hiện của chậm nói đơn thuần, trẻ còn có thêm một số biểu hiện như khả năng hiểu lời của trẻ không tốt, khó ngủ, ngủ không sâu giấc, hành vi bất thường, khó hòa nhập, không thích người khác động vào người. Khi trẻ có nhiều biểu hiện cùng một lúc cha mẹ nên đưa con đến cơ sở chuyên khoa để làm bài test tâm lý.
Trẻ tự kỷ là một chứng rối loạn phát triển xuất hiện sớm trong những năm đầu đời của trẻ. Nguyên nhân là do trẻ gặp vấn đề về ngôn ngữ, khả năng giao tiếp như: Không nhìn mặt người đối thoại, không hiểu và không sử dụng nét mặt, cử chỉ, tư thế cơ thể. Trẻ nói không phù hợp với mục đích: đáng lẽ trả lời thì trẻ nhắc lại câu được hỏi, nói nhại, nói vọng, câu nói của trẻ có ngữ đơn điệu, nghe véo von, thường có âm sắc cao hơn bình thường.
Trẻ chậm nói do nguyên nhân khác
Do bại não
Não là trung tâm điều khiển toàn bộ các hoạt động của cơ thể như chức năng cảm giác, chức năng ngôn ngữ, chức năng vận động, chức năng tư duy. Bệnh bại não là một phần nào đó của bộ não bị tổn thương nên trẻ không thể thực hiện được chức năng mà vùng não đó điều khiển một cách bình thường được. Trẻ bị bại não thường gặp các bệnh như chậm phát triển tâm thần, rối loạn khả năng học tập, động kinh, các vấn đề về thính giác, thị giác, chậm phát triển về ngôn ngữ.
Trẻ bị chậm phát triển trí tuệ
Biểu hiện thường thấy của việc chậm phát triển trí tuệ là gặp các vấn đề trong giao tiếp như: Chậm nói, không có ngôn ngữ nói, trẻ gặp khó khăn trong việc bắt đầu và duy trì cuộc hội thoại. Trẻ không hiểu những câu hỏi người khác đưa ra.
Do trẻ chậm phát triển ngôn ngữ
Chậm phát triển ngôn ngữ cũng là một nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ chậm nói. Những nguyên nhân có thể gây ra chậm phát triển ngôn ngữ là do hoạt động bất thường của não bộ hoặc rối loạn trong quá trình học tập học.
Trẻ gặp khó khăn trong việc tạo ra âm thanh và lời nói, việc sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp hoặc hiểu những gì người khác nói. Các vấn đề về chậm phát triển ngôn ngữ và lời nói ảnh hưởng đến kết quả học tập của trẻ.
Bố mẹ cần tìm hiểu thật kỹ về tình trạng của con cũng như để ý đến những dấu hiệu đặc biệt của con mình hiện tại để có xác định chính xác trường hợp của con và tìm ra những biện pháp hỗ trợ bé. Để tìm hiểu thêm về bệnh chậm nói ở trẻ cũng như những cách chăm sóc con khoa học, chế độ dinh dưỡng phù hợp cho con, bạn có thể tham khảo tại Daykemtainha.vn.
Để giúp các bạn đồng hành cùng con suốt quá trình can thiệp căn bệnh chậm nói và giúp các bé có một cuộc sống mỗi ngày, trung tâm rất vui khi được chia sẻ đến bạn phương pháp dạy trẻ đặc biệt tại nhà an toàn và chất lượng. Với triết lý giáo dục mới mẻ, cởi mở của mình, trung tâm mong rằng có thể cùng gia đình, bổ sung cho trẻ những trải nghiệm của một giấc ngủ ngon mà trẻ chưa được hưởng đúng cách, từ đó giúp trẻ phát triển thể chất lẫn tâm lý một cách vững vàng. Với cách học đặc biệt này, quá trình điều trị căn bệnh chậm nói của các bé sẽ diễn ra nhanh chóng hơn và đạt hiệu quả cao.
Để giúp trẻ chậm nói khám phá thế giới, cả bé lẫn bố mẹ đều cần phải kiên nhẫn rất nhiều. Daykemtainha.vn hy vọng những bí quyết này có thể giúp con bạn nói chuyện và giao tiếp tốt hơn với thế giới bên ngoài. Điều quan trọng nhất bạn cần nhớ chính là luôn tin tưởng và ở bên cạnh động viên bé, điều này sẽ tạo nên nhiều động lực để bé tương tác với thế giới bên ngoài hơn. Bên cạnh đó, để có thể giúp con hồi phục nhanh chóng, đã có trung tâm chúng tôi chuyên mang đến những lớp học dành cho trẻ em đặc biệt. Với đội ngũ giáo viên dạy trẻ đặc biệt tại nhà chất lượng và uy tín, chúng tôi chắc chắn sẽ mang lại cho các bé cảm giác an toàn và buổi học thú vị, hiệu quả. Đồng hành cùng cha mẹ để giúp các con mình vượt qua giai đoạn khó khăn chính là một trong những mục tiêu hàng đầu mà trung tâm chúng tôi luôn theo đuổi.
Trung tâm tin rằng, với sự tận tụy và hết mình sẽ có thể mang đến cho con trẻ những cảm xúc mới lạ và tìm lại được sự hứng thú với cuộc sống quanh mình. Đừng ngần ngại liên hệ về trung tâm để chúng tôi có thể chia sẻ khó khăn cùng bạn.
DANH SÁCH GIÁO VIÊN CHO PHỤ HUYNH LỰA CHỌN:
https://www.daykemtainha.vn/gia-su?mon-hoc=t%E1%BB%B1%20k%E1%BB%B7
- Bài viết khác
- SỚM NHẬN BIẾT CÁC DẬU HIỆU ĐỂ TRÁNH RỐI LOẠN, TRẦM CẢM Ở TRẺ ( 31/05/2022 )
- SỚM NHẬN BIẾT CÁC DẬU HIỆU ĐỂ TRÁNH RỐI LOẠN, TRẦM CẢM Ở TRẺ - P2 ( 31/05/2022 )
- TRẺ CHẬM NÓI HOẶC CHẬM PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ ( 31/05/2022 )
- THIỀN ĐỊNH CÓ GIÀNH CHO TRẺ MẮC HỘI CHỨNG ADHD? ( 05/04/2022 )
- CÁC VẤN ĐỀ GIẤC NGỦ XUẤT HIỆN Ở TRẺ TỰ KỶ - P2 ( 05/04/2022 )
- CÁC VẤN ĐỀ GIẤC NGỦ XUẤT HIỆN Ở TRẺ TỰ KỶ - P1 ( 05/04/2022 )
- ADHD LÀ GÌ? - P3 ( 26/01/2022 )
- ADHD LÀ GÌ? - P2 ( 26/01/2022 )
- ADHD LÀ GÌ? - P1 ( 26/01/2022 )