HỆ THỐNG WEBSITE VÀ ỨNG DỤNG daykemtainha.vn

LÀM THẾ NÀO KHI ĐÃ HƠN 2 TUỔI NHƯNG TRẺ VẪN BỊ CHẬM NÓI?

(25/12/2020)

Khi trẻ hơn 2 tuổi chậm nói hơn các bạn cùng độ tuổi khác, ngay lập tức cha mẹ hãy tìm hiểu những dấu hiệu có thể nhận biết được trẻ có bị hội chứng trẻ chậm nói không nhé. Cùng Daykemtainha.vn tìm hiểu kỹ hơn về dấu hiệu của trẻ chậm nói dưới đây nhé.

Thông thường độ tuổi chậm nói ở trẻ là ở giai đoạn từ 16 – 24 tháng tuổi, do vậy nếu trẻ hơn 2 tuổi chậm nói là dấu hiệu bất bình thường mà phụ huynh nên tìm hiểu nguyên nhân và phương pháp để giúp bé vượt qua chứng chậm nói này.

Sự phát triển bình thường trong ngôn ngữ là lời nói của trẻ

Những biểu hiện phát triển bình thường của trẻ

Một đứa trẻ từ 2-3 tuổi thì đã có thể nói được một câu nói hoàn chỉnh và hay đặt ra những câu hỏi dành cho mọi người. Trẻ sẽ trả lời được các câu hỏi cái gì, ở đâu? Có hoặc không?

Trẻ sẽ phát triển và nói được nhiều câu phức tạp hơn ở giai đoạn sau. Ví dụ như: trẻ có thể kể cho bố mẹ nghe được những câu mình gặp và thấy được hằng ngày.

Từ 3 – 4 tuổi: Lúc này trẻ đã nói được nhiều câu phức tạp, cộng thêm sẽ bắt chước và có những ngữ điệu khi nói chuyện giống người lớn và thường sẽ hỏi cái gì, ở đâu và tại sao?


Những dấu hiệu cảnh báo trẻ hơn 2 tuổi chậm nói

- Có giọng nói khác thường.

- Bé thích dùng cử chỉ thay cho lời nói hơn khi giao tiếp.

- Không sử dụng những điệu bộ, cử chỉ hoặc vẫy tay xin chào.

- Trẻ gặp khó khăn trong việc hiểu những yêu cầu đơn giản.

- Không thể tuân theo những chỉ dẫn đơn giản

- Trẻ 3 tuổi chưa biết nói chỉ có thể bắt chước được âm thanh hoặc hành động không tự mình nói ra.

- Khó khăn trong việc hiểu và nghe ở độ tuổi này. Vốn dĩ vào độ tuổi này phụ huynh phải hiểu được một nửa số từ mà trẻ nói ra.

- Chỉ nói một số âm thanh hoặc từ nào đó lặp đi lặp lại và nếu không cần thiết thì trẻ sẽ không giao tiếp bằng ngôn ngữ nói.

Nguyên nhân khiến trẻ hơn 2 tuổi bị chậm nói

Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến khiến trẻ hơn 2 tuổi chậm nói. Đôi khi là do tâm lý từ phía bố mẹ trẻ bỏ bê, gia đình xảy ra biến cố lớn hoặc trẻ được cưng chiều quá mức. Tất cả những điều trên đều khiến tâm lý trẻ bị ảnh hưởng nặng nề.

Trục trặc trong vòm miệng, như lưỡi hoặc hàm ếch cũng có thể dẫn đến việc trẻ khó nói chuyện được như bình thường.

Trẻ bị chậm nói cũng có liên quan đến khả năng nghe, đó chính là lý do vì sao bố mẹ nên đưa trẻ đi kiểm tra và khám định kỳ hàng tháng. Việc trẻ khó nghe cũng sẽ dẫn đến gặp khó khăn trong việc hiểu và nói.

Phụ huynh có thể làm gì để giúp trẻ hơn 2 tuổi chậm nói?


Các bậc phụ huynh cần thường xuyên nói chuyện với trẻ, đọc sách cho trẻ nghe, khuyến khích trẻ tập trung vào đồ vật nào đó muốn nói đến, dạy trẻ tập nói tại nhà. Nên nói đến những đồ vật có trước mặt, hay những điều đang xảy ra. Không nên ép trẻ phải nói và đừng quên đưa ra lời khen khi trẻ tập nói.

Nếu thấy trẻ có một trong những biểu hiện trẻ chậm nói trên, thì phụ huynh cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để xin lời khuyên từ các bác sĩ.

Khi nhận thấy trẻ có bất kỳ những dấu hiệu cho thấy chúng chậm nói, các bậc phụ huynh trước tiên cũng đừng nên lo lắng quá, mà hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa Nhi để các bác sĩ kiểm tra. Tuỳ theo mức độ chậm nói và độ tuổi của trẻ các bác sĩ sẽ có can thiệp phù hợp để cải thiện tình trạng chậm nói ở trẻ. Tùy theo mức độ chậm nói và độ tuổi của trẻ các bác sĩ sẽ có nhiều hình thức can thiệp khác nhau như tư vấn, hướng dẫn phụ huynh luyện nói cho trẻ. Phụ huynh cần phối hợp với bác sĩ để can thiệp thúc đẩy phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

Ngoài ra, nếu bạn mong muốn cho trẻ được luyện tập nhiều hơn với các phương pháp khoa học và can thiệp ở thời điểm vàng, lựa chọn học cùng giáo viên dạy trẻ đặc biệt tại nhà là một trong những cách mà bạn có thể quan tâm. Điểm đặc biệt của phương pháp này chính là nó sẽ diễn ra hoàn toàn tại nhà của bạn, các bé khi tiếp cận sẽ không có tâm lý khó chịu hay bị kích động với người lạ, bởi đã có bố mẹ ở sau và hỗ trợ cho các bé bất kỳ lúc nào. Khi được điều trị đúng thời điểm cũng như được luyện tập các phản xạ ngôn ngữ thường xuyên, các bé sẽ có thể dần làm quen và biến những phản xạ trong quá trình luyện tập thành thói quen, cùng với đó là sự hỗ trợ và hướng dẫn nhiệt tình của đội ngũ giáo viên chuyên nghiệp và chất lượng đến từ Daykemtainha.vn, tốc độ cải thiện các phản ứng với ngôn ngữ của trẻ cũng sẽ được nâng cao đáng kể.

Thấu hiểu được những khó khăn và đồng cảm với các bậc phụ huynh đang trong quá trình nuôi dưỡng trẻ đặc biệt như tự kỷ, chậm nói… trung tâm chúng tôi mong rằng sẽ có thể được đồng hành cùng bố mẹ và các bé vượt qua giai đoạn khó khăn này. Lựa chọn phương pháp học tại nhà cho con có lẽ sẽ còn khá mới mẻ với nhiều người, thế nhưng những ưu điểm mà nó mang lại là điều không thể chối cãi. Thay vì phải đưa các bé đến những trung tâm xa xôi, đối mặt với kẹt xe và khói bụi sẽ không thể tránh khỏi những lần chán chường và khiến các bé khó chịu, giờ đây với phương pháp học này, bạn chỉ cần ngồi tại nhà, truy cập vào danh sách giáo viên và lựa chọn, sau đó đăng ký với trung tâm khóa học cho con, vậy là tiết kiệm được thời gian cũng như chi phí hơn đúng không nào? Mọi thắc mắc của bạn sẽ đều được giải đáp tận tình bởi trung tâm. Chỉ cần bạn yên tâm tin tưởng lựa chọn và đăng ký khóa học cho trẻ chậm nói tại nhà của Daykemtainha.vn, chúng tôi chắc chắn sẽ mang lại cho bạn và các bé những trải nghiệm khó quên nhất.

DANH SÁCH GIÁO VIÊN CHO PHỤ HUYNH LỰA CHỌN:

https://www.daykemtainha.vn/gia-su?mon-hoc=t%E1%BB%B1%20k%E1%BB%B7



  • Bài viết khác