HỆ THỐNG WEBSITE VÀ ỨNG DỤNG daykemtainha.vn

CAN THIỆP CHO TRẺ TĂNG ĐỘNG CHẬM NÓI NHƯ THẾ NÀO?

(02/12/2020)

Trẻ tăng động hay chậm nói đều có những ảnh hưởng nhất định đến việc giao tiếp với các bạn bè đồng trang lứa. Tăng động và chậm nói làm cho các cuộc trò chuyện của bé với mọi người xung quanh dần trở nên bế tắc vì bé khó co thể bắt kịp với tốc độ giao tiếp của người bình thường. Vậy làm sao để can thiệp kịp thời và điều trị cho các bé một cách tích cực nhất? Cùng tìm hiểu thêm dưới đây nhé.

Cách dạy trẻ tăng động chậm nói bằng phương pháp định hướng hành vi

Giáo dục hành vi được nhiều nghiên cứu chứng minh là cách dạy trẻ tăng động chậm nói hữu hiệu nhất hiện nay. Đây là phương pháp sử dụng lời nói, cử chỉ để uốn nắn trẻ dần dần. Nhưng cha mẹ muốn thành công phải nỗ lực trong nhiều năm, kiên trì và giữ bình tĩnh trong mọi tình huống, bởi xu hướng chung của trẻ tăng động là nóng nảy, bồng bột, dễ cáu giận, chống đối và kém tập trung nên dễ làm cha mẹ nổi cáu cũng như không tiếp thu tốt như trẻ bình thường.

Khắc phục tình trạng chậm nói cho trẻ tăng động

Rất nhiều trẻ tăng động gặp phải tình trạng chậm nói, điều này có thể do sự khiếm khuyết bẩm sinh trong hoạt động của não bộ, hoặc do khả năng tập trung kém và sự hiếu động thái quá khiến trẻ không thể chú ý vào việc bắt chước để học nói.


Thực tế, không có loại thuốc bổ hay tây y nào có thể điều trị tình trạng này, thay vào đó, cha mẹ và các thành viên trong gia đình nên áp dụng một số biện pháp như:

- Tăng cường giao tiếp, nói chuyện với con: hãy thực hiện như một thói quen ở mọi lúc và mọi nơi, ngay cả khi đang cho bé ngủ, bé ăn, tắm rửa để cải thiện khả năng nghe của con, đồng thời dạy các khái niệm cho bé bằng hình ảnh trực quan để dễ nhớ và học theo.

- Không nên bắt chước lại ngôn ngữ của con: bé thường phát âm không chuẩn, nói ngọng, do vậy, thay vì bắt chước, bạn nên uốn nắn ngay từ đầu để tránh thành thói quen khó sửa

- Cho bé tiếp xúc với nhiều người, tham gia các hoạt động thể chất ngoài trời hoặc đi lớp để tăng tương tác giúp bé nhanh nhẹn, dạn dĩ và có nhiều cơ hội phát triển hơn ngôn ngữ hơn. Nếu ở thành phố và có điều kiện tốt có thể gửi con đến lớp học chuyên biệt để được giáo viên trợ giúp.

- Hãy trả lời bé bằng thái độ, cử chỉ dù bé không diễn đạt được. Ví dụ: bé muốn lấy thứ gì đó thì hãy khuyến khích con hành động để đạt được nó, hoặc bé đưa cho bạn vật gì thì hãy đón nhận và biểu lộ cảm ơn để bé hiểu.

Trong thời gian đầu có thể bé sẽ không hợp tác, vì vậy phụ huynh nên kiên trì để tạo lập thói quen mới cho con.

Giảm hiếu động thái quá và cải thiện tính tập trung cho trẻ tăng động chậm nói


Tùy biểu hiện của từng trẻ mà cách giáo dục của cha mẹ cũng cần có những biến đổi linh hoạt khác nhau. Tuy nhiên, cách dạy trẻ tăng động chậm nói vẫn phải căn cứ vào những nguyên tắc sau:

- Khích lệ trẻ với những hành vi tích cực: Những lời khen ngợi, động viên vào thời điểm thích hợp tưởng chừng như đơn giản nhưng mang lại hiệu quả mà bạn không thể ngờ tới. Điều này giống như nguồn động lực để trẻ có hứng thú làm những việc tương tự nhiều hơn. Bạn có thể khuyến khích con “tích điểm” để nhận thưởng, ví dụ như giúp mẹ nhặt rau hằng ngày để cuối tuần được chơi trò chơi yêu thích,… Cần lưu ý rằng không nên sử dụng phần thưởng mang tính vật chất như tiền bạc.

- Phân tích hậu quả của mỗi việc con làm sai: Phụ huynh thường cho rằng trẻ quá nhỏ để hiểu được những việc mình làm có thể gây ra rắc rối gì. Điều này là hoàn toàn sai lầm vì trẻ em, nhất là từ 1 – 5 tuổi mới là tuổi tiếp thu tốt nhất và xây dựng nền tảng tính cách về sau. Vì vậy, bạn nên chỉ ra cho trẻ thấy làm sai sẽ gây nên hậu quả như thế nào, chẳng hạn như nghịch ném điều khiển tivi sẽ không thể xem kênh hoạt hình yêu thích,… Đi kèm với đó là đặt ra hình phạt ngay từ đầu với những lỗi sai mà con mắc phải và kiên quyết thực hiện hình thức kỷ luật đó. Tuyệt đối không la hét hay đánh con vì trẻ tăng động thích nhẹ nhàng, bạo lực sẽ khiến trẻ dễ hành động theo hướng chống đối và ngày một xa cách cha mẹ hơn.

- Lên kế hoạch chi tiết cho một ngày của con: Với trẻ tăng động ở tuổi mẫu giáo, điều này có vẻ đang đòi hỏi quá cao, nhưng rất cần thiết để rèn luyện tính kỷ luật cho con ngay từ khi còn nhỏ. Bạn nên đưa ra lịch trình với nhiệm vụ và mốc thời gian thật chi tiết và hướng dẫn con tuân thủ để tạo nếp sinh hoạt tích cực. Chẳng hạn như 9h phải đi ngủ, sáng thức dậy lúc 6h cùng mẹ tập thể dục, 6h15 làm vệ sinh cá nhân, 6h30 ăn sáng,…

- Kiên quyết nói không nếu trẻ đòi hỏi vô lý: Với bất kỳ trẻ nào nuông chiều sẽ hình thành thói quen đòi hỏi, bạn nên từ chối những yêu cầu không hợp lý của con. 


Bên cạnh đó, để việc can thiệp trị liệu ngôn ngữ, hành vi cho trẻ tăng động giảm chú ý trở nên dễ dàng hơn, các bậc phụ huynh có thể cho bé tham gia vào lớp học cùng các giáo viên là chuyên gia dạy trẻ đặc biệt tại nhà. Với trẻ tự kỷ, trẻ chậm nói hay trẻ tăng động chậm nói,... các bé cần được thấu hiểu theo một cách đặc biệt hơn so với các trẻ phát triển bình thường. Để có thể biết được bé đang nghĩ gì hay muốn bé có thể nói ra những suy nghĩ của riêng mình, các phụ huynh thật sự phải kiên nhẫn và quan tâm chăm sóc cho các bé một cách kiên trì nhất. Và để san sẻ bớt một phần khó khăn này cho bạn, Daykemtainha.vn rất vinh hạnh khi được đồng hành cùng các bậc phụ huynh trong hành trình can thiệp và điều trị cho trẻ đặc biệt tại nhà. 

Hành trình nuôi dạy con trẻ chưa bao giờ dễ dàng, thế nhưng nó cũng là một trách nhiệm đầy thiêng liêng và cao cả đối với những ai có mong muốn được trở thành những bậc cha mẹ yêu thương con trẻ hết mình. Không một ai mong muốn con mình sẽ mắc phải những vấn đề tâm lý gây trở ngại cho tương lai của các con, thế nhưng, nếu bạn không may rơi vào trường hợp ấy thì cũng đừng vội bi quan bạn nhé. Mọi thứ đều sẽ có cách giải quyết khi bạn còn cố gắng và nỗ lực. Trải qua giai đoạn nghiên cứu lâu dài, hiện tại đã có rất nhiều hướng giải quyết trong vấn đề can thiệp trẻ đặc biệt. Một trong số đó chính là phương pháp can thiệp nhờ học cùng các giáo viên dạy trẻ đặc biệt tại nhà. 

Chúng tôi hiểu rõ được tâm tư nguyện vọng của những bậc cha mẹ chẳng may con bị tự kỷ, một người gia sư kinh nghiệm, uy tín, chất lượng, có tấm lòng yêu thương trẻ em chính là điều cần thiết nhất ngay lúc này. Với sự tiện lợi của phương pháp này như: không cần phải di chuyển xa, tạo cho các bé môi trường thoải mái để dễ dàng tiếp nhận các bài học, cha mẹ được tham gia vào quá trình học và quan sát con mình, tạo cho con trẻ cảm giác an toàn,.. quá trình điều trị vì thế cũng sẽ trở nên chất lượng và giúp các phụ huynh yên tâm hơn.

Hãy liên hệ với Daykemtainha.vn để được tư vấn giáo dục cho trẻ tự kỷ và chọn ra gia sư phù hợp nhất cho con bạn.

DANH SÁCH GIÁO VIÊN CHO PHỤ HUYNH LỰA CHỌN:

https://www.daykemtainha.vn/gia-su?mon-hoc=t%E1%BB%B1%20k%E1%BB%B7



              

              

  • Bài viết khác