HỆ THỐNG WEBSITE VÀ ỨNG DỤNG daykemtainha.vn

GIẢI PHÁP GIÚP TRẺ CHẬM NÓI HỌC NÓI HIỆU QUẢ HƠN

(22/11/2020)

Trẻ chậm nói là một chứng bệnh khá phổ biến trong cuộc sống hiện đại ngày nay, đặc biệt nó thường xảy ra ở những bé thiếu sự quan tâm đầy đủ của cha mẹ, thiếu thốn tình cảm gia đình. Tuy nhiên cũng có những trường hợp bé bị mất phản xạ tự nhiên với ngôn ngữ ngay từ khi còn bé. Chính vì thế, hãy cùng Daykemtainha.vn tìm hiểu rõ hơn về phương pháp giúp trẻ chậm nói cải thiện khả năng ngôn ngữ dưới đây nhé.

Vì sao trẻ bị chậm nói?

Thông thường có 2 nhóm nguyên nhân khiến trẻ chậm nói bao gồm:

- Yếu tố tâm lý: một số kích thích và sang chấn tinh thần mạnh có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ. Ngoài ra, sự nuông chiều quá mức của cha mẹ hoặc sự bỏ bê, thiếu quan tâm của gia đình cũng chính là nguyên nhân khiến trẻ bị chậm nói hơn so với các bé cùng độ tuổi

- Yếu tố thực thể: những bất thường bẩm sinh hoặc tổn thương ở một số cơ quan cảm nhận và phát âm như: tai, mũi, vòm họng, lưỡi… hoặc trong não bộ - là cơ quan đảm nhiệm vai trò chỉ huy ngôn ngữ chung (tổn thương bán cầu não trái, viêm màng não, chấn thương sọ não, rối loạn dẫn truyền thần kinh…)


Cách chẩn đoán trẻ chậm nói

Khi cha mẹ thấy trẻ có sự trì hoãn ngôn ngữ ở bất kỳ giai đoạn nào cũng không nên chủ quan và nên cho bé đi thăm khám sớm để xác định chính xác nguyên nhân và có can thiệp phù hợp. Bên cạnh các dấu hiệu cha mẹ miêu tả, bác sĩ sẽ tiến hành thêm một số đánh giá sức khỏe tổng quát bằng những bài kiểm tra khả năng phản xạ ngôn ngữ, kiểm tra thính lực, kiểm tra chức năng não bộ…

Giải pháp nào giúp cho trẻ chậm nói?

– Các bậc phụ huynh nên dành nhiều thời gian để trò chuyện với con, trò chuyện thường xuyên là cách giúp bé phát triển ngôn ngữ tốt nhất. Thậm chí, các bậc phụ huynh cũng nên trò chuyện với con ngay từ trong bụng mẹ, để khi chào đời, trẻ cũng có thể nhận ra giọng của ba mẹ và phát triển khả năng ngôn ngữ tốt hơn.

– Đọc truyện, hát và kể cho trẻ nghe những câu chuyện nhỏ ngay khi trẻ còn nhỏ, thậm chí là 3-4 tháng tuổi để trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ của mình.


– Chỉ cho trẻ những đồ vật xung quanh trẻ và dạy trẻ biết cách gọi tên để làm phong phú thêm khả năng ngôn từ cho trẻ. Hãy huy động tất cả giác quan của trẻ trong vấn đề dạy nói để làm sao trẻ vừa nghe, thấy, làm, tiếp xúc sẽ học nói nhanh hơn.

– Tập cho trẻ nói lên nhu cầu của mình. Nhiều cha mẹ thấy con khóc đòi chỉ trỏ ư ư thì nhanh tay đáp ứng liền yêu cầu của trẻ. Như vậy sẽ làm cho trẻ càng lười tập nói hơn. Hãy tập cho trẻ thói quen nói lên nhu cầu của mình để trẻ nói được nhiều và nhanh hơn.

– Nhiều cha mẹ vì khá bận rộn và cũng có người có quan niệm sai lầm rằng cho con xem tivi cũng là cách giúp trẻ học nói. Tuy nhiên, việc xem tivi hoàn toàn không có sự tương tác. Muốn trẻ học nói nhanh thì cần phải có sự tương tác hai chiều để trẻ phát triển ngôn ngữ tốt hơn.

– Nếu cha mẹ không có thời gian chăm sóc con cái, có thể gửi bé đến nhà trẻ. Môi trường nhà trẻ có cô giáo và các bạn sẽ là nơi giúp phát triển khả năng tư duy ngôn ngữ cho trẻ.

Các bậc phụ huynh có thể căn cứ vào Quá trình phát triển ngôn ngữ ở trẻ bình thường của trẻ để xác định trẻ chậm nói hay không:

+ Trẻ từ 3 – 6 tháng: Nói được nguyên âm “a”, từ “ba”, “bà”.

+ Trẻ từ 6 – 9 tháng: Nói được 2 âm khác nhau “ma ma” “ da da”.

+ Trẻ từ 9 – 12 tháng: Trẻ phát âm “ê” “a” kéo dài thành một chuỗi âm thanh như người lớn nhưng không rõ từ.

+ Trẻ từ 12 – 15 tháng: Trẻ phát âm như tiết tấu âm nhạc để giữ cho câu chuyện tiếp tục.

+ Trẻ từ 15 – 18 tháng: Sử dụng được 4 từ, thường là tên con vật kết hợp với cử chỉ, đưa tay vẫy, chỉ.

+ Trẻ từ 18 tháng đến 2 năm: Biết khoảng 25 từ, gọi tên người, chào hỏi, từ chối.

+ Trẻ 2 – 3 tuổi: Nói rất nhiều, biết từ 50 đến 200 từ, tự nói chuyện khi chơi.

+ Trẻ 3 – 4 tuổi: Tự kiểm soát được cường độ giọng nói, xây dựng ngữ điệu như người lớn, thường hỏi cái gì, ở đâu, tại sao, nhắc lời người khác với 6 từ.

(Khoa Tâm lý – BV Nhi Đồng 2)


Can thiệp cho trẻ chậm nói chưa bao giờ là điều dễ dàng, nhất là với những ai lần đầu làm bố mẹ. Sau khi nhận thấy con mình có dấu hiệu của trẻ chậm nói, hãy tìm đến các chuyên gia tâm lý và bác sĩ để có thể đưa ra kết luận chính xác cũng như có những phương pháp can thiệp phù hợp cho trẻ nhé. Bên cạnh đó, để có thể giúp con có thể luyện tập nhiều hơn để cải thiện khả năng phản ứng với ngôn ngữ, bạn cũng có thể tìm cho mình một giáo viên dạy trẻ đặc biệt tại nhà để hỗ trợ cho mình nhé.

Đến với Daykemtainha.vn, bạn chắc chắn sẽ được hỗ trợ hết mình bởi đội ngũ giáo viên chuyên nghiệp và chất lượng. Với triết lý giáo dục mới mẻ, cởi mở của mình, chúng tôi mong rằng có thể đồng hành cùng gia đình, bổ sung cho trẻ những trải nghiệm về nghệ thuật mà trẻ chưa được hưởng đúng cách, từ đó xây dựng cho trẻ một tâm lý vững vàng, tự tin như một hành trang của riêng mình. đặc biệt là với những trẻ chậm nói, thông qua phương pháp này, các bé sẽ dễ dàng thể hiện cảm xúc của mình và học cách giao tiếp nhờ các phương pháp can thiệp của giáo viên từ trung tâm.

Bệnh tự kỷ, trầm cảm, chậm nói,... ở trẻ chẳng còn xa lạ với xã hội chúng ta ở Việt Nam hiện nay. Hoàn cảnh xã hội cũng như sự bận bịu quay cuồng của cuộc sống càng làm gia tăng tỷ lệ các bệnh này ở trẻ và khiến trẻ sống khép mình, mất khả năng giao tiếp, rối loạn và mất khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân, làm ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống và tương lai của trẻ. Chính vì thế, để giúp con trẻ vượt qua giai đoạn khởi đầu này, trung tâm chúng tôi đã và đang nỗ lực để giúp kết nối các giáo viên dạy trẻ đặc biệt tại nhà đến các bậc phụ huynh đang tìm kiếm phương pháp can thiệp cho con. 

Với phương châm đặt chất lượng và sự uy tín lên hàng đầu, trung tâm chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng về sự lựa chọn của mình. Liên hệ ngay với chúng tôi để đăng ký khóa học và giáo viên phù hợp điều trị cho con trẻ tại nhà nhé.

DANH SÁCH GIÁO VIÊN CHO PHỤ HUYNH LỰA CHỌN:

https://www.daykemtainha.vn/gia-su?mon-hoc=t%E1%BB%B1%20k%E1%BB%B7


  • Bài viết khác