NHỮNG NỖI SỢ MÀ TRẺ TỰ KỶ PHẢI ĐỐI MẶT
(07/11/2020)
50% trẻ em và thanh thiếu niên mắc chứng tự kỷ có chứng rối loạn lo âu. 5 - 18% sợ hãi cụ thể một điều gì đó. Vấn đề là các nỗi sợ này thường đeo bám trẻ dù trẻ đã trưởng thành. Nếu không có sự hiểu biết và can thiệp, cuộc sống của trẻ tự kỷ sẽ rất khó khăn trước các nỗi sợ của trẻ. Vậy những nỗi sợ đó của trẻ là gì, cùng Daykemtainha.vn tìm hiểu ngay sau đây nhé.
Tại sao trẻ tự kỷ dễ bị mắc chứng rối loạn lo âu và hay sợ hãi bất thường?
Trẻ tự kỷ nhận thức, cảm giác với các kích thích môi trường khác với trẻ bình thường. Có thể hiểu là những thứ tưởng chừng bình thường, không có gì đặc biệt trong mắt mọi người người và trẻ em bình thường, nhưng với trẻ tự kỷ đó lại có thể là nỗi ám ảnh.
Trẻ tự kỷ thường có thể cảm thấy hoảng sợ, ám ảnh với một số kích thích cụ thể như: tiếng ồn lớn, vậy chuyển động,… Ví dụ, tiếng sấm chớp, tiếng máy hút bụi, máy sấy tóc, máy đánh trứng, đồ chơi quay quay/chớp chớp,… Đó là những thứ kích thích giác quan của trẻ, gây quá tải về cảm giác và làm trẻ ám ảnh, sợ hãi.
Phản ứng của trẻ tự kỷ trước những thứ kích thích giác quan
Có thể là phấn khích quá mức (la, hét, nhảy nhót,…), thu mình lại (co mình, bịt tai mắt, ngồi vào góc phòng, ngồi co cụm lại,…), không muốn bị chạm vào.
Các nỗi sợ hãi mà trẻ tự kỷ có thể gặp phải là gì?
Các nỗi sợ thông thường: là những nỗi sợ mà tất cả các trẻ em đều sợ. Ví dụ, Sợ thời tiết, Sợ sâu bọ, Sợ bác sĩ, Sợ cắt tóc, Sợ chó,…
Các nỗi sợ khác thường: là những nỗi sợ chỉ gặp ở trẻ tự kỷ
Theo thống kê có đến 92 nỗi sợ được chia thành 14 nhóm mà trẻ tự kỷ dễ mắc phải nhất. Dưới đây là một số nhóm tiêu biểu:
Sợ những thứ máy móc (nhất là âm thanh của những máy móc đó): quạt, máy hút bụi, máy thổi lá, máy đánh trứng,…
Sợ chiều cao: bậc thang, thang máy,…
Sợ đồ vật: bong bóng, màn hình TV không bật, búp bê, mặt bàn kính, bóng người/đồ vật, thú nhồi bông, các vậy lắc/quay,…
Sợ về không gian: quảng trường rộng, phòng hẹp, phòng khoá cửa,…
Sợ sự đụng chạm vào cơ thể: các chất liệu vải, các sự đụng chạm vào trẻ,…
Sợ truyền thông: nhân vật nào đó trên TV, sợ những chú hề, quảng cáo,…
Một trẻ tự kỷ có thể mắc nhiều hơn 1 nỗi sợ. Và nỗi sợ này có thể ám ảnh trẻ đến lúc trưởng thành. Tuy nhiên, nếu phát hiện và can thiệp sớm, tình trạng rối loạn lo âu, sợ hãi bất thường này có thể cải thiện. Để giúp cho con trẻ có thể vượt qua được nỗi sợ vô hình và đầy áp lực, bạn nên tìm đến các chuyên gia tâm lý có kinh nghiệm và chất lượng để tiến hành các phương pháp điều trị kịp thời cho bé, hoặc bạn cũng có thể liên hệ về Daykemtainha.vn - trung tâm lâu đời với đội ngũ giáo viên là các chuyên gia thâm niên trong việc can thiệp cho trẻ đặc biệt.
Một người giáo viên có kinh nghiệm sẽ đưa ra các phương pháp can thiệp khoa học và giúp cho các bé sớm vượt qua những nỗi sợ tâm lý này. Đặc biệt hơn, đến với Daykemtainha.vn, trung tâm được thành lập từ năm 2009, bạn sẽ được cùng con trẻ trải qua khóa can thiệp cho trẻ đặc biệt tại nhà chất lượng và nhận được sự quan tâm đông đảo của các bậc phụ huynh. Nhờ phương pháp này, các bé sẽ được bảo đảm an toàn về sức khỏe tâm lý cũng như thể chất khi luyện tập ngay tại ngôi nhà quen thuộc của mình, tránh gây tâm lý khó chịu và xa lạ cho các bé.
Chúng tôi tin rằng, với những nỗ lực không ngừng nghỉ để mang đến hy vọng cho các gia đình có con trẻ mắc bệnh tự kỷ, tăng động hay chậm nói… trung tâm chúng tôi sẽ giúp cho các bé và gia định có được những buổi can thiệp và tập luyện vui vẻ, ý nghĩa và hiệu quả nhất.
Hãy liên hệ với Daykemtainha.vn để được tư vấn giáo dục cho trẻ tự kỷ và chọn ra giáo viên dạy trẻ đặc biệt phù hợp nhất cho con bạn.
DANH SÁCH GIÁO VIÊN CHO PHỤ HUYNH LỰA CHỌN:
https://www.daykemtainha.vn/gia-su?mon-hoc=t%E1%BB%B1%20k%E1%BB%B7
- Bài viết khác
- SỚM NHẬN BIẾT CÁC DẬU HIỆU ĐỂ TRÁNH RỐI LOẠN, TRẦM CẢM Ở TRẺ ( 31/05/2022 )
- SỚM NHẬN BIẾT CÁC DẬU HIỆU ĐỂ TRÁNH RỐI LOẠN, TRẦM CẢM Ở TRẺ - P2 ( 31/05/2022 )
- TRẺ CHẬM NÓI HOẶC CHẬM PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ ( 31/05/2022 )
- THIỀN ĐỊNH CÓ GIÀNH CHO TRẺ MẮC HỘI CHỨNG ADHD? ( 05/04/2022 )
- CÁC VẤN ĐỀ GIẤC NGỦ XUẤT HIỆN Ở TRẺ TỰ KỶ - P2 ( 05/04/2022 )
- CÁC VẤN ĐỀ GIẤC NGỦ XUẤT HIỆN Ở TRẺ TỰ KỶ - P1 ( 05/04/2022 )
- ADHD LÀ GÌ? - P3 ( 26/01/2022 )
- ADHD LÀ GÌ? - P2 ( 26/01/2022 )
- ADHD LÀ GÌ? - P1 ( 26/01/2022 )