RỐI LOẠN GIẤC NGỦ Ở TRẺ TỰ KỶ VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
(06/11/2020)
Với trẻ em, đặc biệt là những bé mắc bệnh tự kỷ, giấc ngủ là thứ rất quan trọng trong quá trình phát triển của bé. Việc có một giấc ngủ ngon và sâu sẽ giúp tinh thần bé ổn định và thể chất được thể chất được phát triển tối đa. Đôi khi bé hay thức dậy, la hét và khóc lóc vì gặp những cơn ác mộng, hoặc bé không ngủ được vì trằn trọc và khó chịu… sẽ khiến cho các bậc cha mẹ lo lắng không yên. Vì sao lại như vậy và cách khắc phục tình trạng này là gì, cùng Daykemtainha.vn tìm hiểu ngay sau đây nhé.
80% trẻ em mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ có vấn đề về giấc ngủ
Trẻ sơ sinh dành phần lớn năm đầu đời để ngủ. Đó là thời gian để trẻ phát triển não bộ, khi các kết nối thần kinh hình thành và ký ức cảm giác được mã hóa. Nhưng khi giấc ngủ bị gián đoạn, sự phát triển não cũng có thể bị ảnh hưởng.
Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Tâm thần học Hoa Kỳ , các nhà nghiên cứu báo cáo rằng trong mẫu nghiên cứu của hơn 400 trẻ sơ sinh từ 6 đến 12 tháng tuổi, những trẻ sau đó được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ có nhiều khả năng khó ngủ. Khó ngủ này có liên quan đến quỹ đạo tăng trưởng thay đổi ở vùng hải mã. Hồi hải mã rất quan trọng đối với việc học và trí nhớ, và những thay đổi về kích thước của hải mã có liên quan đến giấc ngủ kém ở trẻ trưởng thành.
Tuy nhiên, đây là nghiên cứu đầu tiên chúng tôi nhận thấy có mối liên hệ ở trẻ sơ sinh khi mới 6 tháng tuổi. Tác giả nghiên cứu chính Kate MacDuffie, Trung tâm Tự kỷ UW cho biết.
Theo TS. Annette Estes, Giám đốc Trung tâm Tự kỷ UW, có đến 80% trẻ em mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ có vấn đề về giấc ngủ, nhưng phần lớn các nghiên cứu hiện có, trên trẻ sơ sinh có anh chị em mắc chứng tự kỷ, cũng như các biện pháp can thiệp được thiết kế để cải thiện kết quả cho trẻ tự kỷ, tập trung vào hành vi và nhận thức.
Vậy giấc ngủ và chứng tự kỷ có liên quan như thế nào? Các vấn đề về giấc ngủ làm trầm trọng thêm các triệu chứng tự kỷ, hay các triệu chứng tự kỷ dẫn đến các vấn đề về giấc ngủ?...
Theo các nhà khoa học, có thể giấc ngủ bị thay đổi là một phần của chứng tự kỷ đối với một số trẻ. Một manh mối là các biện pháp can thiệp hành vi để cải thiện giấc ngủ không có tác dụng đối với tất cả trẻ em mắc chứng tự kỷ, ngay cả khi cha mẹ trẻ đã làm mọi cách. Có thể có một thành phần sinh học gây khó ngủ cho một số trẻ tự kỷ.
Cách khắc phục chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ tự kỷ
Dưới đây là một số chiến lược để giải quyết các vấn đề khó ngủ hay thức giấc ban đêm:
Tạo thói quen đi ngủ
Phát triển một thói quen đi ngủ tích cực. Có thể để con trải qua một vài hoạt động thú vị trong 20 phút hoặc lâu hơn trước khi đi ngủ. Bạn có thể áp dụng thói quen này ở bất cứ nơi nào.
Duy trì thời gian ngủ nhất định, phù hợp với lứa tuổi của con. Thường sẽ là khi con đang buồn ngủ, chứ không phải khi con đã quá mệt mỏi. Nhiều cha mẹ nói rằng ngủ và thức dậy đúng giờ giấc cải thiện các vấn đề về giấc ngủ của con họ.
Nếu con bực bội và ra khỏi giường, lặng lẽ và bình tĩnh đưa bé về giường. Bạn có thể cần phải làm điều này nhiều lần, đặc biệt nếu bạn đang cố gắng phát triển một thói quen đi ngủ mới. Nhiều phụ huynh có con bị tự kỷ nói rằng việc đưa con trở về giường sẽ giúp đối phó với các vấn đề về giấc ngủ.
Môi trường cho giấc ngủ
Nếu con không chịu ngủ khi thiếu vật gì đó đặc biệt - ví dụ như đồ chơi,bộ đồ ngủ hoặc chiếc gối - hãy thử nhiều đồ vật khác nhau. Bạn sẽ phải tìm cách loại bỏ đồ vật ấy,bằng cách dần dần thay thế các đồ vật khác cho bé trước khi đi ngủ. Điều này sẽ giúp con không phụ thuộc vào một thứ duy nhất nào đó.
Khuyến khích con ngủ trên giường của chính bé - không phải trên ghế dài, trên giường của bố mẹ hoặc bất cứ nơi nào khác. Học cách tự ngủ là điều rất quan trọng với bé. Cha mẹ cần giúp con hiểu được điều ấy thông qua các tín hiệu cụ thể.
Nếu con sợ đi ngủ một mình, mẹ có thể thử bọc con trong chăn, sử dụng đèn ngủ, hoặc bật nhạc trong phòng khi bé đang trên giường.
Để giúp các bạn đồng hành cùng con suốt quá trình can thiệp căn bệnh tự kỷ và giúp các bé có một giấc ngủ ngon mỗi ngày, Daykemtainha.vn rất vui khi được chia sẻ đến bạn phương pháp dạy trẻ đặc biệt tại nhà an toàn và chất lượng. Với triết lý giáo dục mới mẻ, cởi mở của mình, trung tâm chúng tôi mong rằng có thể cùng gia đình, bổ sung cho trẻ những trải nghiệm của một giấc ngủ ngon mà trẻ chưa được hưởng đúng cách, từ đó giúp trẻ phát triển thể chất lẫn tâm lý một cách vững vàng. Với cách học đặc biệt này, quá trình điều trị căn bệnh tự kỷ của các bé sẽ diễn ra nhanh chóng hơn và đạt hiệu quả cao.
Bệnh tự kỷ, trầm cảm, chậm nói,... ở trẻ chẳng còn xa lạ với xã hội chúng ta ở Việt Nam hiện nay. Hoàn cảnh xã hội cũng như sự bận bịu quay cuồng của cuộc sống càng làm gia tăng tỷ lệ các bệnh này ở trẻ và khiến trẻ sống khép mình, mất khả năng giao tiếp, rối loạn và mất khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân, làm ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống và tương lai của trẻ. Chính vì thế, để giúp con trẻ vượt qua giai đoạn khởi đầu này, Daykemtainha.vn đã và đang nỗ lực để giúp kết nối các giáo viên dạy trẻ đặc biệt tại nhà đến các bậc phụ huynh đang tìm kiếm phương pháp can thiệp cho con.
Với phương châm đặt chất lượng và sự uy tín lên hàng đầu, trung tâm chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng về sự lựa chọn của mình. Liên hệ ngay với chúng tôi để đăng ký khóa học và giáo viên phù hợp điều trị cho con trẻ tại nhà nhé.
DANH SÁCH GIÁO VIÊN CHO PHỤ HUYNH LỰA CHỌN:
https://www.daykemtainha.vn/gia-su?mon-hoc=t%E1%BB%B1%20k%E1%BB%B7
- Bài viết khác
- SỚM NHẬN BIẾT CÁC DẬU HIỆU ĐỂ TRÁNH RỐI LOẠN, TRẦM CẢM Ở TRẺ ( 31/05/2022 )
- SỚM NHẬN BIẾT CÁC DẬU HIỆU ĐỂ TRÁNH RỐI LOẠN, TRẦM CẢM Ở TRẺ - P2 ( 31/05/2022 )
- TRẺ CHẬM NÓI HOẶC CHẬM PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ ( 31/05/2022 )
- THIỀN ĐỊNH CÓ GIÀNH CHO TRẺ MẮC HỘI CHỨNG ADHD? ( 05/04/2022 )
- CÁC VẤN ĐỀ GIẤC NGỦ XUẤT HIỆN Ở TRẺ TỰ KỶ - P2 ( 05/04/2022 )
- CÁC VẤN ĐỀ GIẤC NGỦ XUẤT HIỆN Ở TRẺ TỰ KỶ - P1 ( 05/04/2022 )
- ADHD LÀ GÌ? - P3 ( 26/01/2022 )
- ADHD LÀ GÌ? - P2 ( 26/01/2022 )
- ADHD LÀ GÌ? - P1 ( 26/01/2022 )