BẠN ĐÃ BIẾT CÁCH GIÚP TRẺ TỰ KỶ TẬP NÓI?
(03/11/2020)
Tự kỷ là một căn bệnh khiến cho trẻ em bị mất tương tác với thế giới thực tại và chỉ để ý đến những sự việc quanh mình. Từ đó, nó khiến các bé bị chậm trong quá trình tương tác với xã hội, chậm nói hơn so với các bạn cùng tuổi và khó hòa nhập vào cộng đồng.
Bạn nên làm gì để trẻ tự kỷ tập nói chuyện?
Dưới đây là một vài bí quyết mà bạn nên tham khảo để giúp con trẻ:
1. Giúp trẻ tăng tương tác với thế giới bên ngoài
Người ta nói rằng trẻ em thường có xu hướng học hỏi và thích nghi với môi trường xung quanh. Do đó, điều đầu tiên và quan trọng nhất bạn cần làm là không để trẻ cảm thấy mình khác biệt so với những trẻ em bình thường, rằng mình không thể làm được những việc mà trẻ bình thường có thể làm được. Bạn hãy tập xem trẻ như những đứa trẻ khác, dẫn bé đến công viên hoặc các khu vui chơi để tăng sự tương tác của bé với xã hội bên ngoài. Điều này sẽ rất tốt để dạy trẻ tự kỷ tập nói vì khi thấy nhiều người nói chuyện, bé sẽ cảm thấy có động lực để nói chuyện hơn.
2. Để ý đến những sở thích và những điều trẻ quan tâm
Khi bạn làm hoặc nói về những vấn đề mà con thích, bé sẽ dễ chú ý và lắng nghe hơn. Bạn có thể bắt đầu từ việc mua những món đồ chơi mà con yêu thích và khuyến khích bé chơi cùng chúng mỗi ngày. Một khi trẻ đã quen với việc chơi với món đồ đó, hãy cất chúng ở những nơi mà trẻ không thể lấy được. Ban đầu, khi trẻ đòi đồ chơi bằng hành động, hãy đưa cho bé. Tuy nhiên sau đó, hãy giả vờ như không hiểu những hành động của bé. Điều này sẽ thúc đẩy việc bé phải nói chuyện để có được món đồ chơi mà chúng muốn.
3. Sử dụng ngôn ngữ đơn giản
Khi dạy trẻ tự kỷ tập nói, bạn dùng từ ngữ càng đơn giản thì con bạn sẽ càng dễ nắm bắt hơn. Bạn nên sử dụng những từ ngữ đơn giản và ngắn gọn. Khả năng tiếp thu ngôn ngữ của trẻ tự kỷ khá hạn chế, vì vậy việc sử dụng những từ ngữ quá phức tạp sẽ làm cho trẻ bối rối và cảm thấy khó khăn. Điều này sẽ cho phép con bạn làm quen được với những từ ngữ mới và dễ dàng vận dụng chúng trong quá trình giao tiếp.
4. Sử dụng cách giao tiếp phi ngôn ngữ
Hình thức giao tiếp phi ngôn ngữ đặt nền tảng cho giao tiếp bằng lời nói. Bạn nên bắt chước tất cả các cử chỉ và hành động của con, ví dụ như gật đầu để thể hiện sự đồng ý… Điều này sẽ giúp bé học hỏi từ thế giới bên ngoài tốt hơn và nhanh hơn. Các cử chỉ và giao tiếp phi ngôn ngữ càng gần gũi thì con bạn càng dễ hiểu và thích nghi tốt hơn với các kỹ năng giao tiếp trong tương lai.
5. Dạy cho bé về những sự vật và cảm giác
Hãy dạy cho trẻ một cách từ từ tên những sự vật và cảm xúc của con người. Cách tốt nhất chính là liên kết chúng lại với nhau. Ví dụ như khi bé đến mở tủ lạnh, hãy nói với con rằng bé làm vậy là vì đói hoặc khát nước. Điều này sẽ giúp trẻ biết thêm về những sự vật xung quanh mình và gắn liền chúng với những cảm xúc khác nhau.
6. Cho con không gian riêng
Cách tốt nhất để dạy trẻ tự kỷ nói là tạo điều kiện cho con tự học. Tự học rất quan trọng vì điều này giúp con bạn phân tích và hiểu rõ tình huống hơn. Vì vậy, bạn nên dành cho trẻ những không gian riêng để tự tìm hiểu về những thứ xung quanh. Việc này tốn khá nhiều thời gian, nhưng có thể mang đến nhiều hiệu quả lâu dài và bền vững hơn. Đừng thúc ép mà hãy để con bạn học theo tốc độ của riêng chúng, dạy trẻ tự kỷ tập nói đòi hỏi bạn phải có sự kiên nhẫn rất lớn. Khi bạn hỏi một câu hỏi hoặc thấy con muốn một cái gì đó, hãy dừng lại một lúc để cho con thời gian trả lời hoặc nói lên những mong muốn của mình. Sau đó, bạn nên nhanh chóng trả lời hoặc đáp ứng nhu cầu của bé (nếu là nhu cầu chính đáng), như vậy bé sẽ cảm nhận được sức mạnh của lời nói và giao tiếp. Điều này sẽ khuyến khích bé nói nhiều hơn.
7. Tin tưởng con
Điều quan trọng nhất mà trẻ tự kỷ cần chính là sự ủng hộ và tin tưởng của cha mẹ. Hãy luôn động viên và cho con biết rằng bạn sẽ luôn luôn ở bên cạnh chúng. Đừng gây áp lực cho trẻ vì như thế sẽ làm bé cảm thấy căng thẳng và không tìm thấy hứng thú trong việc học. Hãy luôn giữ bầu không khí vui vẻ và lạc quan, điều này rất tốt cho quá trình phát triển và học hỏi của trẻ tự kỷ. Đừng để bất kỳ áp lực nào ảnh hưởng đến con của bạn.
Trẻ tự kỷ không chỉ cần được dạy về cách tập nói mà còn phải được quan tâm chăm sóc về nhiều mặt. Vì vậy, bố mẹ cần tìm hiểu thật kỹ về tình trạng của con cũng như những biện pháp hỗ trợ bé. Để tìm hiểu thêm về bệnh tự kỷ, bạn có thể tham khảo ở những bài viết của Daykemtainha.vn
Để giúp trẻ tự kỷ khám phá thế giới, cả bé lẫn bố mẹ đều cần phải kiên nhẫn rất nhiều. Trung tâm hy vọng những bí quyết này có thể giúp con bạn nói chuyện và giao tiếp tốt hơn với thế giới bên ngoài. Điều quan trọng nhất bạn cần nhớ chính là luôn tin tưởng và ở bên cạnh động viên bé, điều này sẽ tạo nên nhiều động lực để bé tương tác với thế giới bên ngoài hơn. Bên cạnh đó, để có thể giúp con hồi phục nhanh chóng, đã có Daykemtainha.vn chuyên mang đến những lớp học dành cho trẻ em đặc biệt tại nhà. Với đội ngũ giáo viên dạy trẻ đặc biệt tại nhà chất lượng và uy tín, chúng tôi chắc chắn sẽ mang lại cho các bé cảm giác an toàn và buổi học thú vị, hiệu quả. Đồng hành cùng cha mẹ để giúp các con mình vượt qua giai đoạn khó khăn chính là một trong những mục tiêu hàng đầu mà trung tâm chúng tôi luôn theo đuổi.
Trung tâm tin rằng, với sự tận tụy và hết mình sẽ có thể mang đến cho con trẻ những cảm xúc mới lạ và tìm lại được sự hứng thú với cuộc sống quanh mình. Nếu bạn là người bận rộn với công việc thì phương pháp cho con học tại nhà sẽ rất hữu hiệu và tiết kiệm thời gian cũng như công sức. Đừng ngần ngại liên hệ về trung tâm để chúng tôi có thể chia sẻ khó khăn cùng bạn.
DANH SÁCH GIÁO VIÊN CHO PHỤ HUYNH LỰA CHỌN:
https://www.daykemtainha.vn/gia-su?mon-hoc=t%E1%BB%B1%20k%E1%BB%B7
- Bài viết khác
- SỚM NHẬN BIẾT CÁC DẬU HIỆU ĐỂ TRÁNH RỐI LOẠN, TRẦM CẢM Ở TRẺ ( 31/05/2022 )
- SỚM NHẬN BIẾT CÁC DẬU HIỆU ĐỂ TRÁNH RỐI LOẠN, TRẦM CẢM Ở TRẺ - P2 ( 31/05/2022 )
- TRẺ CHẬM NÓI HOẶC CHẬM PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ ( 31/05/2022 )
- THIỀN ĐỊNH CÓ GIÀNH CHO TRẺ MẮC HỘI CHỨNG ADHD? ( 05/04/2022 )
- CÁC VẤN ĐỀ GIẤC NGỦ XUẤT HIỆN Ở TRẺ TỰ KỶ - P2 ( 05/04/2022 )
- CÁC VẤN ĐỀ GIẤC NGỦ XUẤT HIỆN Ở TRẺ TỰ KỶ - P1 ( 05/04/2022 )
- ADHD LÀ GÌ? - P3 ( 26/01/2022 )
- ADHD LÀ GÌ? - P2 ( 26/01/2022 )
- ADHD LÀ GÌ? - P1 ( 26/01/2022 )