TRẺ CHẬM NÓI: THỜI ĐIỂM VÀNG ĐỂ CAN THIỆP
(02/07/2020)
Có một sự phân biệt nhỏ giữa trẻ chậm phát triển ngôn ngữ và trẻ chậm nói đó là: Trẻ được chẩn đoán chậm phát triển ngôn ngữ khi trẻ phát âm tốt các từ, nhưng chỉ ghép được 2 từ với nhau. Còn trẻ chậm nói tức là trẻ có thể sử dụng từ, cụm từ diễn đạt nhưng rất khó hiểu. Hai khả năng này cần được phân biệt để có sự can thiệp kịp thời.
Quá trình phát triển ngôn ngữ bình thường ở trẻ
Từ 3 - 6 tháng: Trẻ bắt đầu chăm chú nhìn vào người nói chuyện. Quay đầu về phía có tiếng động phát ra. Phân biệt được các tiếng động khác nhau và bắt đầu tự mình phát ra các nguyên âm như "a", từ "ba", "bà".
Từ 7 - 9 tháng: Trẻ thường xuyên lặp lại các âm tiết giống nhau. Biết dùng cử chỉ cũng như các hoạt động để gây chú ý. Nói được 2 âm khác nhau như "ma ma" "da da".
Từ 9 - 12 tháng: Bắt đầu có những tiếng bập bẹ. Trẻ sẽ dử dụng các cử chỉ bằng đầu, cơ thể để thể hiện các yêu cầu.Tùy theo mỗi trẻ nhưng khi được khoảng mười một tháng hay một tuổi có trẻ nói được khoảng hai ba từ đơn khá rõ, có thể là: bố, bà.
Từ 12 - 15 tháng: Trẻ có thể sử dụng được 7 từ hay nhiều hơn. Chúng thường xuyên dùng giọng và cử chỉ để có được đồ vật mong muốn. Bắt chước các từ mới cũng như nói gần các từ đơn.
Từ 15 - 18 tháng: Sử dụng được 20 từ hoặc hơn (từ đơn).Khi trẻ được 18 tháng tuổi trẻ bắt đầu nói và tự nối ghép được hai từ với nhau và nói được nhiều từ có ý nghĩa. Ở giai đoạn này trẻ nói bắt đầu hình thành các trật tự câu cũng như giảm các cử chỉ, dùng lời nói nhiều hơn để giao tiếp.
Từ 18 tháng đến 2 tuổi: Biết khoảng 25 từ, gọi tên người, chào hỏi, từ chối.
Từ 2 - 3 tuổi: Nói rất nhiều, biết từ 50 đến 200 từ, tự nói chuyện khi chơi. Đến 3 tuổi trẻ tạo ra một cụm từ có đầy đủ thành phần chủ vị. Trẻ biết sử dụng các câu đơn giản, đặt câu hỏi đơn giản. Sau giai đoạn này trẻ sẽ nói được và sẽ tạo đà cho trẻ phát triển rất nhiều các câu phức tạp, hình thành được các câu chuyện dài với nội dung khá logic. Giai đoạn này cũng được cho là thời điểm tốt để phát triển khả năng ngôn ngữ của trẻ.
Từ 3 - 4 tuổi: Trẻ nói được các câu phức tạp, bắt đầu sử dụng các ngôn ngữ ấy một cách khá tốt. Tự kiểm soát được cường độ giọng nói, xây dựng ngữ điệu như người lớn, thường hỏi cái gì, ở đâu, tại sao,...
Khi nào cần can thiệp?
Cha mẹ cần phải rất chú ý quan sát sự phát triển kỹ năng ngôn ngữ ở trẻ phù hợp với độ tuổi, và cần can thiệp sớm khi thấy trẻ có dấu hiệu bất thường về phát triển ngôn ngữ.
Các biểu hiện bất thường về phát triển ngôn ngữ ở trẻ:
- Không đáp ứng với giọng nói hay những âm thanh to khi bé 6 - 8 tuần tuổi.
- Không cười với giọng nói của cha mẹ lúc 2 tháng.
- Không quan tâm đến người và vật xung quanh lúc 3 tháng.
- Không quay đầu theo hướng âm thanh lúc 4 tháng.
- Không cười tự phát lúc 6 tháng.
- Không bập bẹ lúc 8 tháng.
- Không nói được từ đơn lúc bé 2 tuổi.
- Không nói được một câu đơn giản khi bé 3 tuổi.
Nếu thấy trẻ có một trong những biểu hiện trên, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để các bác sĩ kiểm tra. Tuỳ theo mức độ chậm nói và độ tuổi của trẻ các bác sĩ sẽ có nhiều hình thức can thiệp khác nhau như tư vấn, hướng dẫn cha mẹ huấn luyện ngôn ngữ cha mẹ tại gia đình, hoặc cần kết hợp chuyên gia ngôn ngữ, tâm lý và bác sĩ để can thiệp thúc đẩy ngôn ngữ ở trẻ.
Ngoài ra tìm đến các giáo viên dạy trẻ đặc biệt tại nhà cũng là một phương pháp vô cùng phù hợp. Các giáo viên dạy trẻ em đặc biệt là những giáo viên được đào tạo bài bảng về chuyên môn giảng dạy và các cách thức phù hợp cho trẻ mắc các bệnh đặc biệt. Việc kết hợp điều trị từ bác sĩ cùng phương pháp tiếp nhận phù hợp từ các giáo viên sẽ mang lại hiệu quả lớn đối với tình trạng bệnh của các bé. Với chuyên môn của mình các giáo viên có thể biết được phương pháp nào là tốt nhất cho con bạn để trẻ nhanh chóng học được điều cần học.
Và tại sao phải là ở nhà? vì môi trường ở nhà là một môi trường thân thuộc, đây sẽ là nơi trẻ thấy an toàn nhất điều này cũng giúp cho tinh thần của trẻ ít bị kích động hơn. Chính vì vậy mà tìm cho trẻ một giáo viên dạy trẻ em đặc biệt tại nhà là một giải pháp học tập rất tốt cho con em của bạn.
Ngoài ra với chuyên môn của mình các giáo viên không ngại chia sẽ kinh nghiệm và cách thức cho phụ huynh để cùng phối hợp dạy trẻ giúp trẻ nhanh chóng bước qua giai đoạn khó khăn này. Các giáo viên dạy trẻ đặc biệt tại nhà ngoài là giáo viên hướng dẫn còn đóng vai trò là người bạn đặc biệt của trẻ, giúp bé không cô đơn khi bạn bận rộn với công việc, và bạn chắc chắn cũng sẽ yên tâm hơn phần nào khi biết con mình đang được chăm nom cẩn thận đúng không nào?
Nếu bạn còn đang phân vân không biết tìm giáo viên ở đâu thì hãy tìm hiểu các giáo viên dạy trẻ đặc biệt từ Daykemtainha.vn. Với gần 10 năm kinh nghiệm trong mảng giáo dục, chúng tôi đã và đang kết nối các giáo viên dạy trẻ em đặc biệt tại nhà tốt nhất đến các quý phụ huynh và các em trẻ.
Daykemtainha.vn vẫn luôn nổ lực mang đến cho các phụ huynh những giao viên tâm huyết và chuyên nghiệp nhất để hỗ trợ sự nghiệp nuôi dưỡng con trẻ của mỗi phụ huynh, đặc biệt là các trẻ đặc biệt. Con bạn sẽ không phải đi đâu, bạn sẽ luôn quan sát được quá trình học tập và tiến bộ của con mình mà không phải vướn bận một lo lắng nào. Với trình độ chuyên môn được đào tạo tốt, các giáo viên sẽ là người bạn hỗ trợ bạn đắc lực trong việc tìm ra phương pháp tiếp cận trẻ một cách phù hợp nhất. Nên bố mẹ sẽ hoàn toàn yên tâm khi để con học cùng gia sư của chúng tôi. Qua nhiều năm thành lập, chúng tôi hiểu rõ được tâm tư nguyện vọng của những bậc cha mẹ chẳng may con bị tự kỷ, một người gia sư uy tín, chất lượng chính là điều cần thiết nhất ngay lúc này. Hãy liên hệ với Daykemtainha.vn để được tư vấn giáo dục cho trẻ tự kỷ và chọn ra gia sư phù hợp nhất cho con bạn.
DANH SÁCH GIÁO VIÊN CHO PHỤ HUYNH LỰA CHỌN:
https://www.daykemtainha.vn/gia-su?mon-hoc=t%E1%BB%B1%20k%E1%BB%B7
- Bài viết khác
- SỚM NHẬN BIẾT CÁC DẬU HIỆU ĐỂ TRÁNH RỐI LOẠN, TRẦM CẢM Ở TRẺ ( 31/05/2022 )
- SỚM NHẬN BIẾT CÁC DẬU HIỆU ĐỂ TRÁNH RỐI LOẠN, TRẦM CẢM Ở TRẺ - P2 ( 31/05/2022 )
- TRẺ CHẬM NÓI HOẶC CHẬM PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ ( 31/05/2022 )
- THIỀN ĐỊNH CÓ GIÀNH CHO TRẺ MẮC HỘI CHỨNG ADHD? ( 05/04/2022 )
- CÁC VẤN ĐỀ GIẤC NGỦ XUẤT HIỆN Ở TRẺ TỰ KỶ - P2 ( 05/04/2022 )
- CÁC VẤN ĐỀ GIẤC NGỦ XUẤT HIỆN Ở TRẺ TỰ KỶ - P1 ( 05/04/2022 )
- ADHD LÀ GÌ? - P3 ( 26/01/2022 )
- ADHD LÀ GÌ? - P2 ( 26/01/2022 )
- ADHD LÀ GÌ? - P1 ( 26/01/2022 )